Hướng dẫn cách xây dựng fanpage phục vụ hoạt động kinh doanh

Khai thác facebook phục vụ hoạt động kinh doanh không phải là điều gì quá mới mẻ. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, trong số những fanpage có số lượng thành viên nhiều nhất lại gần như không có doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù đã bắt đầu sử dụng facebook, xây dựng fanpage để quảng cáo cho công ty và sản phẩm của mình nhưng các doanh nghiệp vẫn chỉ làm một cách thiếu trình tự và sự đầu tư thích đáng. Họ không có một đơn vị riêng phụ trách mảng này bởi đơn giản các doanh nghiệp Việt vẫn coi mạng xã hội facebook như một sân chơi của giới trẻ, không đóng góp nhiều vào doanh thu.

Hướng dẫn cách xây dựng fanpage phục vụ hoạt động kinh doanh

Chính vì quan niệm cổ hủ như vậy cùng với việc chưa nắm rõ các quy tắc, lộ trình nên fanpage không thu hút được thành viên like hoặc có thu hút nhưng tương tác thiếu hiệu quả, không biết cách duy trì sự hấp dẫn của trang. Vậy làm thế nào để khai thác thật sự hiệu quả fanpage của facebook ngay từ thời gian đầu? Quy trình diễn ra như thế nào? Những gợi ý sau đây có thể phần nào giúp doanh nghiệp tham khảo và tìm được cách giải quyết phù hợp nhất.

1. Bắt đầu từ tài khoản cá nhân

Nếu bạn là chủ của những cửa hàng ăn uống nhỏ, shop thời trang hay hiệu cắt tóc,… với mức kinh phí hạn hẹp thì việc đầu tư tiền cho quảng cáo facebook là điều khá xa xỉ mà chưa chắc đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lợi dụng mạng xã hội này để phục vụ hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng tài khoản cá nhân mà không cần lập fanpage bởi mục tiêu của bạn là chỉ cần tương tác với độ phủ khoảng 4000 đến 8000 người.

Bạn nên tham khảo những bước sau:

Bước 1: Tạo tài khoản cá nhân trên Facebook (Bạn cũng có thể sử dụng luôn tài khoản cá nhân của mình. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên lập một tài khoản mới để không ảnh hưởng đến hoạt động riêng tư).

Bước 2: Xác định và kết bạn với những đối tượng tiềm năng nhất thông qua các trang fanpage cùng lĩnh vực kinh doanh hay qua mối quan hệ cá nhân. Giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức như gửi tin nhắn, đăng lên tường hoặc đánh dấu (tag). Điều này fanpage cá nhân thường không làm được (không có khả năng tag thành viên).

Bước 3: Sau một thời gian (thường vào khoảng 2-3 tháng) tài khoản shop đã có khá nhiều bạn. Khi lượng khách hàng trung thành đã có, bạn nên mở rộng quy mô bằng việc sử dụng tính năng chuyển Page của facebook bằng cách truy cập: http://www.facebook.com/pages/create.php?migrate. Tất cả Friends sẽ chuyển sang dạng Fan của Page. (Tài khoản cá nhân lúc này đã chuyển sang dạng fanpage).

Giao diện chuyển đổi từ tài khoản cá nhân sang fanpage

Với cộng đồng trung thành này, việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều và kinh doanh dễ thành công hơn các con đường khác. Nếu bạn lập fanpage ngày từ thời điểm đầu, chắc chắn sẽ ít tạo được lòng tin với khách hàng ngay.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

2. Xây dựng fanpage

Nếu doanh nghiệp của bạn thực sự nghiêm túc cho chiến dịch phát triển cộng đồngtrên mạng xã hội, hãy đến với 5 bước sau

Giai đoạn 1: Xây dựng cộng đồng

Giai đoạn đầu tiên này việc tiên quyết là thu hút càng nhiều người tham gia fanpage càng tốt, không cần đúng đối tượng yêu cầu và cũng không cần chú ý đến cách thức. Khi tương tác trên page, bạn bè của các thành viên sẽ thấy thông tin về fanpage và nếu sản phẩm của bạn tốt, họ sẽ tự động like fanpage thông qua viral.

Bạn cần phải dành từ 7 đến 20 ngày cho bước đầu tiên này. Tất nhiên chúng tùy thuộc vào sự tích cực của bạn trong việc quảng bá fanpage. Để dễ dàng hơn, đầu tiên hãy nhờ bạn của mình like page sau đó thông qua họ mà thực hiện truyền thông. Sau đó, tham gia các group, page trên facebook trao đổi kinh doanh để tranh thủ quảng cáo.

Kết thúc giai đoạn này, fanpage của bạn cần có từ 20.000 đến 50.000. Cách đánh giá dựa vào chỉ số like.

Giai đoạn 2: Duy trì, tăng cường tương tác

Hiện nay Facebook có thuật toán Edge (thuật toán hiển thị nội dung trên NewFeed) nhằm lọc các kết quả xuất hiện trên newfeed của người dùng nên không phải bất kỳ hành động nào cũng được xuất hiện. Do đó khi fanpage của bạn đã có một lượng fan rất lớn, khi bạn đưa nội dung lên thì có lúc chỉ khoảng 100-200 người thấy được. Do vậy bạn cần phải khiến người dùng vào fanpage để tương tác, từ đó mới khiến họ chú ý đến các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn có thể tổ chức những sự kiện, event hay các cuộc thi dễ lôi kéo facebooker như chiến dịch từ thiện, tặng áo ấm mùa đông hay các sự kiện hướng về đất nước. Một ví dụ điển hình đó là page LiteVn (trang test ứng dụng), họ đã tổ chức Sự kiện cộng đồng “Hãy cùng hát vang” thu hút gần 30.000 Fans trong tổng sổ 308.000 member trên fanpage của mình.

Page của LteVN thu hút hơn 300 nghìn lượt like

Để thành công trong giai đoạn này sẽ mất từ 2-3 tuần. Hãy đánh giá dựa trên 3 chỉ số Reach, Talking about this và Edge Rank, nếu chúng càng cao thì bạn càng thành công.

Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh trên Instagram liệu có soán ngôi facebook?

Giai đoạn 3: Đưa sản phẩm, thương hiệu của bạn và Fanpage

Giai đoạn này doanh nghiệp cần truyền tải thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến các thành viên trong fanpage qua các sự kiện, các cuộc thi thiết kế, ứng dụng. Mục tiêu chính là để mọi người biết đến nhiều hơn về doanh nghiệp. Vì vậy, hãy treo giải thưởng thật cao để tăng tính cạnh tranh giữa các thành viên.

– Lưu ý: Hãy post những status ngắn gọn, dễ hiểu và càng hài hước càng tốt. Nếu có thể nên sử dụng hình ảnh, video thay vì text bởi khách hàng rất ít khi quan tâm đến văn bản. Tuy nhiên đừng cập nhật nội dung thiếu khoa học mà hãy nghiên cứu thời gian online của khách hàng. Một status vào thời điểm nhiều người online sẽ hiệu quả hơn nhiều status vào thời điểm khác. Đặc biệt bạn cần phải biết tới nguyên tắc 80/20 tức là post 80% nội dung các vấn đề mà thành viên quan tâm và chỉ 20% liên quan đến sản phẩm hoặc quảng cáo.

Giai đoạn 4: Chọn lựa khách hàng

Thông qua việc update các thông tin hàng ngày, các sự kiện tổ chức, bạn sẽ lọc ra được những Fans thật sự quan tâm đến sản phẩm. Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng với đơn vị của bạn. Vì vậy hãy lập group để giới thiệu những ưu đãi, chương trình khuyến mại đến với họ. Hãy ưu tiên họ trong mọi sự kiện của doanh nghiệp, thậm chí đưa họ thành khách hàng VIP.

Giai đoạn 5: Khách hàng trung thành

Nếu toàn bộ các quá trình trên bạn làm tốt thì bạn sẽ có một cộng đồng khách hàng trung thành. Đây không chỉ là những người sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn mà còn gián tiếp truyền thông, kêu gọi bạn bè đến với doanh nghiệp.

Nếu bạn thật sự mong muốn bán hàng trên facebook và xây dựng một thương hiệu vững mạnh thì hãy dành nhiều thời gian và công sức tiếp cận khách hàng. Đừng ngồi một chỗ và chờ đợi, chắc chắn thành công sẽ không gõ cửa doanh nghiệp của bạn đâu.

>> Xem thêm:

7 sai lầm cần tránh trong tiếp thị kinh doanh online

Thủ thuật tăng Like cho Facebook Page doanh nghiệp

6 mẹo hay giúp bạn tối ưu hóa fanpage Facebook hiệu quả

Một số lưu ý:

Quảng cáo giảm giá bằng cách dựa hơi ông lớn: Nếu cửa hàng hay doanh nghiệp nhỏ chỉ dùng fanpage để quảng cáo cho các chương trình giảm giá sản phẩm, bạn có thể liên hệ với các fanpage lớn đề nghị đăng tải nội dung quảng cáo và chấp nhận mất khoản phí nhỏ. Cách này sẽ đảm bảo được chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Lĩnh vực chuyên sâu: Lập group riêng: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề và lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn (kỹ thuật, công nghệ đặc thù), có tính chất chọn lọc thành viên và khách hàng cao, hãy lập nhóm (Group) thay vì fanpage trên facebook.


Chia sẻ bài viết này