Với ông trùm Richard Branson, người đã xây dựng và phát triển thành công tập đoàn Virgin với hơn 250 công ty con, doanh thu mỗi năm đạt trên 5 tỷ USD, thất bại là một phần trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh. Là một doanh nhân, tỷ phú sở hữu nhiều thương hiệu kinh doanh thành công, nhưng Richard Branson không phải thương hiệu nào cũng thành công rực rỡ ngay từ những ngày đầu tiên. Không ít thương vụ hay ý tưởng kinh doanh của ông đã thất bại nặng nề. Richard Branson đã rút ra 4 lời khuyên dưới đây nhằm giúp mọi người tránh được những sai lầm không đáng có trong khởi nghiệp kinh doanh nhỏ.
4 lời khuyên của Richard Branson về khởi nghiệp kinh doanh nhỏ
1. Tập trung vào mục tiêu
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà những người mới khởi nghiệp kinh doanh nhỏ hay lớn thường mắc phải là không tập trung vào mục tiêu kinh doanh. Bạn có rất nhiều ý tưởng tiếp cận và cách thức đưa sản phẩm ra thị trường khác nhau từ vô số từ các nhà đầu tư, cộng sự và nhân viên tiềm năng. Càng có nhiều thông tin bạn càng có nhiều ý tưởng tiếp cận khách hàng nhưng bạn lại càng nhanh chóng rời xa mục tiêu ban đầu. Không chỉ vậy, mục tiêu ban đầu khi kinh doanh của bạn có phải là hướng tới “một điều lớn lao” hoặc một viễn cảnh quá hoành tráng so với khả năng hay không? Không chỉ mình bạn, mà nhiều người trẻ khác cũng sa chân vào việc tạo ra mục tiêu quá lớn mà không đánh giá đúng khả năng thực hiện của mình. Vì vậy, tập trung vào mục tiêu, làm rõ mục tiêu sẽ giúp bạn không bị xao nhãng bởi những khả năng hoặc giấc mộng kinh doanh viển vông.
Tập trung, tập trung và tập trung vào mục tiêu
Vượt qua khả năng của mình là một điều nguy hiểm. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đừng liều lĩnh lao vào những dự định lớn trong tương lai. Trước mắt, bạn có thể lập ra kế hoạch từ 2 đến 3 năm tới, nhưng dựa vào khả năng phát triển của sản phẩm và phản hồi từ thị trường sẽ giúp bạn đưa ra tầm nhìn và định hướng hoạt động phù hợp cho cơ sở kinh doanh. Do đó, tập trung và linh hoạt là 2 điều bạn cần thực hiện song song với nhau, nếu bạn không tập trung vào kế hoạch, đó là một rắc rối rất lớn nhưng thiếu sự linh hoạt sẽ trói chân bạn khỏi những cơ hội phát triển mới. Một doanh nhân thành công là người kết hợp hài hòa việc theo sát mục tiêu và việc kiếm tìm chân trời phát triển.
2. Luôn thực tế
Sân chơi kinh doanh là nơi cạnh tranh rất khốc liệt. Rất nhiều doanh nghiệp đổ lượng lớn tài chính vào phát triển sản phẩm cùng kế hoạch tiếp thị hoành tráng nhưng vẫn thất bại. Trong khi số khác – những người khởi nghiệp với số vốn thấp – lại thành công rực rỡ. Đâu là hướng đi phù hợp cho bạn khi khởi nghiệp kinh doanh nhỏ?
Thực tế và nhanh nhạy với thị trường
Vào cuối những năm 1990, David Neeleman đã từng đề nghị Richard Branson chi khoản tiền trị giá 160 triệu USD cho JetBlue, đây là một khoản tiền đầu tư khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề. Phần lớn các nhà đầu tư lớn đều cho rằng một dự án hàng không giá rẻ với số vốn lớn như vậy không thể thành công được, khi số tiền quá lớn và khả năng thành công rất thấp. Nhưng JetBlue đã trở thành một trong những hãng hàng không thành công và nhanh chóng thu về lợi nhuận chỉ sau 6 tháng ra mắt thị trường.
Vì vậy, tính toán chi phí kinh doanh là điều rất quan trọng. Một kế hoạch tài chính có thể tiêu tốn nhiều tiền và gây choáng váng cho những nhà đầu tư nhưng nếu gắn với thực tế thị trường thì bạn hoàn toàn có thể thành công với sự liều lĩnh này.
3. Thuê những người bạn cần, đừng thuê những người bạn thích
Với những người khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, phần lớn nhân sự sẽ là bạn bè hoặc người thân, và đó là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu những người này không đem lại hiệu quả trong công việc, yêu cầu họ rời khỏi văn phòng là một điều rất khó khăn.
Lựa chọn đội ngũ phù hợp ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh nhỏ
Khi Virgin bắt tay vào bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào, chúng tôi luôn thuê một đội ngũ trung tâm với những người thông minh, lão luyện với lĩnh vực kinh doanh cần phát triển và có khả năng giải quyết vấn đề. Tận dụng tất cả khả năng của những nhân viên và cộng sự sẽ giúp bạn rất nhiều, dù là người đứng đầu doanh nghiệp sau nay hay hiện tại là người khởi nghiệp kinh doanh, khi một vấn đề nghiêm trọng phát sinh, những người chuyên nghiệp sẽ giải quyết chúng nhanh hơn bạn. Điều bạn cần quan tâm lúc này là tìm ra một quản lý, người sẵn sàng chia sẻ tầm nhìn với bạn để cùng nhau quản lý và phát triển doanh nghiệp.
4. Tham gia quản lý ở mức độ hiệu quả
Một doanh nhân thành đạt là người biết khi nào nên rời khởi vị trí của một CEO. Tuy nhiên, nói thì dễ, làm mới khó. Chỉ có số ít doanh nhân là nhà quản lý tài giỏi. Lui lại phía sa không có nghĩa là bạn sẽ mất quyền kiểm soát công việc kinh doanh. Tại Virgin, Richard Branson thường xuyên tham gia vào việc ra phát triển doanh nghiệp mới và Richard thường xuyên đóng vai trò quản lý trong các dự án. Tuy nhiên, với những vấn đề phát sinh mà chính Richard Branson cảm thấy không thích hợp để giải quyết hoặc chưa có ý tưởng nào cho trọn vẹn, ông cũng không ngần ngại hỏi và đón nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Tham gia mức độ quản lý hiệu quả ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh nhỏ
Với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, việc người đứng đầu có cái tôi quá lớn, thường xuyên kiểm soát công việc không giúp tăng hiệu quả mà còn đem lại tác dụng ngược. Vì vậy, là một người khởi nghiệp trẻ, ngay từ khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần vạch ra lộ trình chia sẻ quyền lực và quản lý công việc hiệu quả. Những nhà sáng lập đừng nên ngại ngần lui vào hậu trường kinh doanh cần thiết là điều bạn cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn khởi nghiệp và kinh doanh sau này.
(Theo www.entrepreneur.com)