5 sai lầm “chết người” nhà tuyển dụng nhân sự thường mắc phải

Tuyển dụng nhân sự không bao giờ là công việc đơn giản trong nền kinh tế hiện nay khi có quá nhiều doanh nghiệp tung ra vô vàn miếng mồi hấp dẫn để thu hút nhân tài.

5 sai lầm “chết người” nhà tuyển dụng nhân sự thường mắc phải

 

Những đơn vị có sức hút lớn nhất không chỉ vì có tiềm lực lớn, điều kiện đi kèm hấp dẫn mà họ có sự chuẩn bị thấu đáo cho mọi kế hoạch tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng nhân sự đòi hỏi nhà tuyển dụng phải là người có tâm huyết, kinh nghiệm, sự chuẩn bị chắc rằng quy trình tuyển dụng không gặp bất kỳ sai lầm nào. Nếu bạn đang chuẩn bị tuyển dụng thành viên mới cho công ty của mình, hãy cố gắng tránh các lỗi mà các nhà tuyển dụng dễ gặp sau đây:

1. Không lập bản mô tả công việc rõ ràng

Đây là lỗi mà nhiều nhà tuyển dụng mắc phải. Đưa ra một list dài ngoằng những công việc cần phải làm, dự án trong tương lai khiến nhiều ứng viên không khỏi băn khoăn, thậm chí choáng ngợp, e sợ. Đặt mình vào tư thế của một ứng viên đi xin việc, khi đọc phải yêu cầu công việc quá khủng khiếp, dài tới gần 1 trang A4 sẽ cảm thấy thế nào. Một nhà tuyển dụng khôn ngoan chỉ cần đưa ra những tiêu chí cụ thể như: Nhiệm vụ chính của công việc là gì? Ứng viên cần các kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào? Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm để đưa ra được bản mô tả công việc tuyệt vời nhất.

2. Không nghiên cứu hồ sơ ứng viên cẩn thận

Để tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng, các ứng viên luôn tìm mọi cách khiến bản CV thật đẹp, họ thường “tâng bốc” năng lực của bản thân và chứng tỏ mình là người duy nhất phù hợp với công việc. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần cẩn thận nghiên cứu kỹ bản hồ sơ ứng viên, đồng thời kiểm tra những kiến thức ghi trong CV bằng bài test qua email hoặc cuộc nói chuyện qua điện thoại. Tất cả những thông tin nhận được sẽ giúp bạn đánh giá họ một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

 

Ngoài ra với môi trường giáo dục ở Việt Nam hiện nay, bằng cấp không đủ để đánh giá hết năng lực, vì vậy những đơn vị chỉ thích đánh giá ứng viên bằng cách đếm số lượng bằng cấp sẽ không thể tìm được người giỏi. Trên thực tế hầu hết những người có nhiều bằng cấp thường thiếu kinh nghiệm bởi họ dành phần lớn thời gian cho việc học tập hơn là va chạm với thực tế. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều kiến thức trong ngành, đòi hỏi chuyên môn cao thì bằng cấp đóng vai trò quan trọng nhưng nếu là ngành cần va vấp thì cần nghiên cứu kỹ hơn về người xin ứng tuyển.

3. Hẹn quá nhiều người phỏng vấn

Sau khi đã nghiên cứu cẩn thận hồ sơ xin việc, công việc tiếp theo trong quy trình là lên lịch phỏng vấn. Nhiều đơn vị để tiết kiệm thời gian thường gọi tất cả các ứng viên đến phỏng vấn cùng một lúc dẫn đến tình trạng “ùn ứ”, chờ đợi mệt mỏi. Điều này không chỉ khiến hình ảnh công ty bị hạ thấp trong mắt đối tác, bạn bè, tạo sự thiếu chuyên nghiệp trong mắt ứng viên mà còn gây ra sự ồn ào, ảnh hưởng tới công việc chung. Vì vậy hãy lên lịch phỏng vấn thật hợp lý, phân chia từng nhóm nhỏ theo mốc thời gian.

4. Không để cho ứng viên nói

 Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là đặt câu hỏi cho ứng viên trả lời và trả lời những câu hỏi của ứng viên về vị trí công việc, chính sách của công ty. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn liên tục nói liên thiên và không cho ứng viên bất kỳ cơ hội thể hiện bản thân nào. Thậm chí khi đang trả lời, nhiều nhà tuyển dụng còn xen ngang, không cho họ nói hết ý của bản thân, điều này không những là bất lịch sự mà còn chứng tỏ những bạn thật thiếu chuyên nghiệp. Và nếu tình trạng này vãn tiếp diễn, đến cuối buổi phỏng vấn bạn sẽ khó để chọn ra được ứng viên nào xuất sắc vào vòng phỏng vấn tiếp theo hoặc phù hợp với công việc

5.  Lựa chọn ứng viên mình thích nhất thay vì phù hợp nhất

Tuyển dụng là để chọn người tài, phù hợp với công việc về phục vụ cho công ty, doanh nghiệp chứ không phải chọn người nói chuyện hay, hợp với bất kỳ ai. Tuy nhiên hiện nay các nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên mà tạo sự thích thú vì dụ như đẹp trai, ăn nói dễ nghe hơn là dựa vào năng lực. Tâm lý thiên vị là điều khó tránh dù bạn cố gắng nhưng đừng để nó tác động quá nhiều, luôn đặt mình ở tư thế trung lập, không bị cuốn theo câu chuyện của ứng viên.

Bên cạnh đó nhiều nhà tuyển dụng thường lựa chọn những người phù hợp với nhóm nhưng nó lại không hiệu quả. Một doanh nghiệp có 10 nhóm có tính cách, phương hướng hoạt động giống hệt nhau không bao giờ tạo nên sự khác biệt, mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Vì vậy hãy đổi mới, đừng từ chối ai đó chỉ vì họ quá khác thường và có thể thách thức các thành viên khác trong nhóm.


Chia sẻ bài viết này