3 cách để tối ưu hóa tìm kiếm cho trang web thương mại điện tử

Ngày càng nhiều người đổ xô lên trực tuyến để tiến hành mua sắm hiện nay. Nhưng người mua sắm trực tuyến không nhất định là “thiên tài” điều hướng trang web. Bạn cần đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm trên trang web của doanh nghiệp bạn thật đơn giản và trực quan cho những người ít hiểu biết về công nghệ – nếu không bạn sẽ có nguy cơ đánh mất khách hàng.

Khoảng 60% việc bán hàng trực tuyến là kết quả của tìm kiếm từ khách hàng – theo giải pháp thiết kế thương mại điện tử Volusion. Bạn không chỉ nên làm tất cả mọi thứ có thể để đưa doanh nghiệp của bạn lên vị trí tốt trong công cụ tìm kiếm, mà còn nên tối ưu hóa tìm kiếm trong trang web của bạn để người dùng điều hướng thuận tiện.

Tối ưu hóa tìm kiếm cho trang web

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cải thiện chức năng tìm kiếm cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn, cả trên trang web và thông qua tìm kiếm tự nhiên:

1. Thanh điều hướng và bộ lọc

Các nghiên cứu về tính khả dụng chỉ ra rằng mắt của người sử dụng nhìn từ trái sang phải một cách tự nhiên, do đó hãy đặt thanh điều hướng ở bên trái. Ngoài ra, có thể bạn sẽ có thêm không gian cho các chi tiết nếu thanh điều hướng nằm ở phía bên trái của màn hình.

Thanh điều hướng của Amazon

Từ đó, bạn có thể lựa chọn để mở rộng thanh điều hướng thành hộp thả xuống hiển thị các danh mục con. Ví dụ, một tiêu đề điều hướng tên là “Ô tô” có thể mở rộng ra các danh mục con bao gồm “Chế hòa khí” và “Hộp số”. Chỉ cần đảm bảo rằng không được quá cụ thể (ví dụ như “Đèn pha Bi-Xenon”) nếu không người sử dụng có thể trở nên bị quá tải và không khuyến khích.

Khi người dùng đã đi theo điều hướng, họ sẽ được đưa đến một trang đầy đủ các sản phẩm. Cung cấp tùy chọn bộ lọc cho phép họ thu hẹp sản phẩm hơn nữa – theo giá cả, màu sắc, chất liệu, gần đây nhất, v.v…

Ngoài việc bổ sung cho sản phẩm những hình ảnh nhiều màu sắc, độ phân giải cao, hãy nhớ thêm vào mô tả độc đáo, hấp dẫn. Việc đó sẽ không chỉ hấp dẫn người mua sắm nhấp chuột vào trang sản phẩm chính nhiều hơn, mà Google cũng có nhiều khả năng ưu tiên mô tả sản phẩm độc đáo hơn so với nội dung không chính gốc.

Hãy liên kết chéo giữa các trang sản phẩm và danh mục. Theo cách đó, người mua sắm sẽ dễ dàng tìm thấy các sản phẩm liên quan, tất cả khiến họ dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn và làm giảm tỷ lệ thoát. Liên kết chéo là một trong những phương pháp tìm kiếm hiệu quả nhất đối với khách hàng thương mại điện tử, đặc biệt là những người duyệt tìm mà không có ý định mua hàng rõ ràng trong đầu.

2. Ô tìm kiếm trên trang web

Nếu trang web của bạn có một lượng lớn các trang sản phẩm, ô tìm kiếm có thể giúp điều hướng nhắm mục tiêu. Hãy xem ví dụ của TasteBook và xem xét việc thêm vào những gợi ý tìm kiếm ngắn gọn như “keyword” (từ khóa), “ingredient” (thành phần)… Tùy thuộc vào tính hiệu quả của công cụ này, việc tìm kiếm sẽ đưa người mua sắm đến trang đầy đủ các sản phẩm tương ứng.

Ô tìm kiếm của TasteBook

Tuy nhiên, bạn vẫn nên lôi kéo người dùng vào “nhiệm vụ” khám phá trang web. Hãy cân nhắc sử dụng sidebar nổi với hầu hết các sản phẩm hoặc danhh mục phổ biến theo sau người mua sắm trong suốt quá trình tìm kiếm hoặc nguồn cấp dữ liệu về hoạt động bán hàng, chẳng hạn như trang mua sắm xã hội của Fab.com. Trang web thương mại điện tử của bạn nên liên tục thay đổi với các sản phẩm đặc trưng, doanh số bán hàng và nội dung tuyển chọn để khách hàng lặp lại có nhiều cám dỗ khám phá hơn.

Tham khảo: Công ty thiết kế web bán hàng

Bảng giá website doanh nghiệp

3. Tìm kiếm tự nhiên

Nói về trang chủ, Google sẽ thu thập dữ liệu từ các trang trên trang web có nhiều SEO nhất, thường là trang chủ. Vì vậy, những trang mà bạn liên kết đến trang chủ nên là quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng những trang này có thể không nhất thiết phải phản ánh các danh mục trên thanh điều hướng của bạn. Hãy đề cao các trang có tỉ lệ nhấp chuột cao khác, ví dụ như trang “Giới thiệu” – có nhiều khả năng được xếp hạng bởi Google.

Hãy nhớ lập chỉ mục cho tất cả các trang chính, trang danh mục và thậm chí cả trang sản phẩm cụ thể của bạn. Sử dụng Google Webmaster Tools và Webmaster Central để tìm hiểu cách lập chỉ mục các trang có hiệu quả, sau đó theo dõi xem người dùng tìm kiếm và tìm thấy những trang đó như thế nào. Bạn thậm chí có thể xem tỷ lệ URL tổng thể của bạn so với lượng đã xuất hiện trong xếp hạng web của Google.

Để tối đa hóa SEO, hãy nhớ gắn các từ khóa chiến lược (bao gồm các từ khóa đuôi dài) vào trang web của bạn. Sử dụng Công cụ từ khoá miễn phí của Google để ước tính lưu lượng truy cập bạn có thể mong đợi từ các từ và cụm từ khóa nhất định.

Cuối cùng, hãy nhớ lập chỉ mục cả cho các đánh giá của người dùng – Google thích nội dung tươi mới, do người dùng tạo ra. Vì lý do này, bạn cũng có thể mời những người được chọn lọc phụ trách đóng góp nội dung thường xuyên liên quan đến trang web của bạn. Việc này sẽ không chỉ cải thiện SEO mà còn bổ sung thêm yếu tố cộng đồng cho doanh nghiệp của bạn.

(Tổng hợp từ mashable.com)


Chia sẻ bài viết này