Phơi bày chiêu trò lừa đảo khi kinh doanh trên Facebook (P2)

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử và tốc độ lan rộng của mạng xã hội, kinh doanh trên Facebook đang phát triển nhanh chóng. Mỗi ngày có hàng nghìn gian hàng ảo trên fanpage Facebook được lập ra, hàng triệu giao địch được thực hiện mỗi ngày, song hành cùng với đó là không ít vụ lừa đảo đắng lòng cho những vị khách đặt lòng tin nhầm chỗ. Và với bài viết chúng tôi sẽ phơi bày chiêu trò lừa đảo khi kinh doanh trên Facebook để các bạn có thể phòng tránh.

(Tiếp theo…)

4. Nhận hàng nhưng không chuyển tiền

Nếu những hình thức trên là trò lừa đảo của người bán khi kinh doanh trên Facebook thì tiếp theo là một cách mà người mua “trắng trợn” lừa tiền của người bán – Nhận hàng như không chuyển tiền. Để làm được trò này đa phần những vị khách lừa đảo thường chọn ngày giao dịch là thứ 6, khi ngân hàng sắp đóng cửa để lấy lý do là cần gấp. Lúc này chúng sẽ chụp ảnh hóa đơn có dấu của bưu điện nhưng đã được chỉnh sửa qua phần mềm photoshop cho người bán xem để họ gửi hàng.

Dĩ nhiên vào cuối tuần thì ngân hàng chưa thực hiện chuyển khoản ngay mà phải đợi đến tuần sau, người bán sau khi nhìn thấy hóa đơn của bưu điện lại cứ đinh ninh là đã chuyển tiền rồi, nhưng sau khi hàng đã gửi vài ngày vẫn chưa thấy tiền đâu. Gọi điện hỏi người mua thì thuê bao, dò tìm trang cá nhân Facebook của người đó thì báo chặn.

Để đề phòng những trường hợp này các chủ shop thường yêu cầu gửi một nửa tiền hàng trước hoặc áp dụng hình thức thu hộ của bưu điện. Dù vẫn gặp phải rủi ro như khách không nhận hàng hay nhận rồi mà không trả phần còn lại nhưng dù sao cũng hạn chế mất mát một phần.

5. Dìm hàng đối thủ

Tiếp tục một chiêu trò cạnh tranh thiếu lành mạnh nữa của các chủ shop kinh doanh trên Facebook. Lần này những cửa hàng đối thủ thay vì cướp khách lại lập hẳn một “fanpage anti” để nói xấu về shop kia. Trong fanpage là vô vàn những hình ảnh châm biếm, các bài đăng “lật tẩy”, nhưng lời bình luận mang tính chất “dìm hàng” để khách hàng phản cảm với cửa hàng của đối thủ.

Ngoài ra còn có một cách dìm hàng về giá nữa, cứ mỗi khi đối thủ đưa ra một sản phẩm giống mình thì ngay lập tức hạ giá bán và bắt đầu rêu rao, ám chỉ là có nơi bán đắt hơn thị trường này kia.

6. Lừa người vận chuyển

Thêm một bên thứ ba trở thành nạn nhân của kinh doanh lừa đảo trên Facebook, đó là người giao hàng. Hiện nay cùng với sự nở rộ của bán hàng trên mạng xã hội, các dịch vụ giao vận ăn theo cũng đồng loạt được mở ra. Đối với những người giao hàng cho chủ mối quen thì vấn đề lừa đảo có lẽ không gặp nhiều, nhưng với những người làm tự do thì không ít người đã gặp phải. Vì khi nhận được một vụ làm ăn nào đó, người giao hàng thường phải ứng trước tiền để lấy hàng của người bán rồi chuyển đến người mua, sau đó mới thanh toán. Lợi dụng điều này nhiều kẻ đóng giả là cả người mua và người bán để thực hiện lừa đảo.

Cụ thể, kẻ lừa đảo mang danh người bán sẽ liên hệ với người vận chuyển đến giao hàng cho địa chỉ này. Người giao hàng sẽ ứng tiền trước, mang đến cho người mua, nhưng đến nơi lại bị báo là hàng không đúng như minh họa, không phải hàng thật nên không nhận. Gọi điện lại cho người bán thì thuê bao, mà người mua kiên quyết đổi trả, thế là người giao hàng đành mang cục tức về nhà, vừa mất tiền vừa lấy phải thứ mình không cần.

Trên đây là một số hình thức lừa đảo khi kinh doanh trên Facebook, hi vọng rằng sau bài viết này các bạn sẽ cảnh giác hơn với hình thức mua bán trực tuyến.

 

Phơi bày chiêu trò lừa đảo khi kinh doanh trên Facebook (P1)

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Tùng MKT


Chia sẻ bài viết này