10 sản phẩm thảm bại của các thương hiệu hàng đầu thế giới phần 1

Những tập đoàn, thương hiệu hàng đầu thế giới như Coca, Pepsi, Apple hay McDonald’s đều từng có những sản phẩm mới thất bại thảm hại dẫn đến thiệt hại hàng trăm triệu USD.

10 sản phẩm mới thảm bại của các thương hiệu hàng đầu

Việc tung ra sản phẩm mới không phải là chuyện xa lạ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Để có thể cạnh tranh được với đối thủ, thu hút người tiêu dùng các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đổ hàng đống tiền vào các sản phẩm mới. Rất nhiều đơn vị đã thực sự thành công, tạo được bước ngoặt lớn trong bước đường phát triển, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhưng ngược lại một số sản phẩm đã trở thành nỗi ám ảnh bởi hậu quả gây ra. Không đủ sức cạnh tranh lại với đối thủ, tốn hàng trăm triệu USD, thậm chí bị người tiêu dùng tẩy chay là điều không doanh nghiệp nào mong muốn

1. Nước giải khát New Coke – 1985

Những năm đầu 80 của thế kỷ XX có thể nói là thời điểm khó khăn của thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới Coca khi vị trí của họ bị đe dọa bởi Pepsi. Trong cuộc thăm dò do chính hãng Coca tổ chức, phần lớn người tham dự đều cho rằng họ chuộng công thức ngọt của Pepsi hơn và điều đáng lo là các siêu thị địa phương đều nghiêng về Pepsi. Thị phần của Coca giảm xuống đến mức kỷ lục, chỉ còn chưa đến 24% trong khi Pepsi vẫn tăng trưởng, vì vậy ngày 23/4/1985 Coca đã tung ra thị trường sản phẩm mới New Coke sau khi việc sản xuất Coke nguyên thủy ngưng hẳn. Quyết định này được xem là sai lầm lớn nhất trong “cuộc đời” hoạt động của hãng giải khát lớn nhất hành tinh.

Coca rút ra được nhiều bài học đáng quý từ New Coke

Người tiêu dùng phản ứng rất mạnh mẽ trước sự thay đổi của Coca thậm chí một số cuộc biểu tình đã xuất hiện trên khắp đất nước. Một số cuộc tẩy chay diễn ra và các đối thủ như Pepsi lại lợi dụng để nâng cao tên tuổi. Không còn cách nào khác, 77 ngày sau, công ty này phải đưa sản phẩm Coke ban đầu trở lại với tên gọi “Coca-Cola Classic”. Mặc dù tốn rất nhiều tiền để nghiên cứu sản phẩm mới nhưng cuối cùng hãng chỉ thu về 7,4 tỷ USD trong năm 1985 và đây luôn được những người hoạt động kinh doanh lấy ra làm bài học. Tuy nhiên nhiều người nhận định rằng sau thất bại này Coca đã tìm được hướng đi đúng khi nhận thấy nhu cầu người tiêu dùng và dù doanh số bán nước ngọt có giảm nhưng họ vẫn dẫn đầu phân khúc nước giải khát có ga với 42% thị phần vào năm 2012, bỏ xa đối thủ Pepsi.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

2. Pepsi A.M – 1989

Chẳng cười Coca được bao lâu, hãng nước giải khát Pepsi đã nhanh chóng nối gót đối thủ truyền kiếp của mình. Mọi việc bắt đầu từ phát hiện tưởng chừng rất thông minh của Pepsi khi thấy có một phân khúc thị trường chưa được khai thác và chinh phục: những người uống Cola trong bữa sáng. Quá vui mừng với phát hiện này, hãng đã có nhận định sai lầm khi cho rằng nhiều người trẻ tuổi uống Cola thay vì cà phê cho bữa sáng và vì thế đã cho ra đời loại cola với hàm lượng caffeine cao: Pepsi A.M. Tuy nhiên sản phẩm này nhanh chóng chết yểu bởi chính sự chủ quan, sai lầm của Pepsi.

Sản phẩm mới của Pepsi: Pepsi A.M và Diet Pepsi A.M

Trước tiên là người tiêu dùng không cảm thấy cần thiết phải sử dụng riêng một loại Cola cho bữa sáng, họ có vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Chuyên gia marketing Robert Mc Math đã nhận định: “Nếu người tiêu dùng không nhận biết là họ có nhu cầu thì sẽ rất khó mà cung ứng một giải pháp”. Thứ hai là sai lầm trong chính cách đặt tên cho sản phẩm. Bản thân cái tên Pepsi A.M đã khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm này chỉ dùng được trong bữa sáng trong khi thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Điều này khiến Pepsi bị bó hẹp trong thị trường nhỏ với khoảng thời gian nhất định.

3. Thức uống Crystal Pepsi  1992

Nối tiếp thất bại của Pepsi A.M, năm 1992 Pepsi tiếp tục tung ra loại Cola trong suốt mang tên Crystal Pepsi khi nhận thấy nhu cầu về nước tinh khiết rất cao trong khi thị trường bị thống trị bởi Evian và Perrier. Không dừng ở đó hãng nước ngọt tiếp tục tung ra phiên bản cola trong suốt nữa mang tên Diet Crystal Pepsi dành cho người ăn kiêng với hy vọng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên 2 sản phẩm này nhanh chóng chết yểu chỉ trong 1 năm bởi hương vị của nó không có điểm gì giống Pepsi trong khi người tiêu dùng lại mang hy vọng quá lớn.

 

Pepsi nối dài danh sách sản phẩm thất bại của mình

Pepsi có lẽ muốn nâng cao bề dày thành tích, vượt mặt đối thủ Coca-Cola trong các sản phẩm thất bại khi sản xuất lại nước uống với tên gọi đơn giản Crystal vào năm 1994. Tuy nhiên cũng giống như người anh em của mình, nó nhanh chóng thất bại thảm hại gây ra thiệt hại lớn về chi phí sản xuất và marketing. Tất nhiên không hổ danh là thương hiệu hàng đầu thế giới, Pepsi đã nhanh chóng lấy lại tinh thần, phục hồi tổn thất khi chuyển sang sản xuất nước uống tinh khiết Aquafina thay vì tên gọi cola trong suốt như 2 lần trước. Nhưng dù thế nào Crystal Pepsi và Pepsi A.M cũng là vết sẹo trong quá trình xây dựng thương hiệu của hãng.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

4. Bánh hamburger Arch Deluxe – 1996

Có lẽ hãng đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới McDonald’s vẫn không thể nào quên đi thất bại xấu hổ với loại bánh hamburger Arch Deluxe. Nó được giới thiệu như một loại burger cỡ bự dành cho người lớn với xà lách, hành tây, cà chua, sốt cà chua, nước sốt mù tạt và thịt xông khói với hàm lượng chất béo lên tới 610 calo. Chỉ tính riêng chi phí quảng cáo, hãng đã phải bỏ ra 100 triệu USD để tiếp thị sản phẩm đặc biệt này với hình ảnh trẻ em nhăn mặt trước mùi vị “phức tạp” của sản phẩm dành cho người lớn.

Tuy nhiên trái ngược với mong muốn của McDonald’s, nhiều trẻ em tỏ ra sợ các hình ảnh quảng cáo ngoài trời và trên truyền hình, khiến cho nhiều bậc phục huynh cũng trở nên dị ứng. Hơn thế nữa giá của Arch Deluxe là 2,28 USD, cao hơn nhiều so với Big Mac – 1,90 USD khiến người tiêu dùng cảm thấy không hứng thú cho nên mặc dù thu được 9,8 tỷ USD nhưng nó không đủ bù đắp chi phí quảng cáo, nguyên liệu bỏ ra.

Tổng hợp


Chia sẻ bài viết này