Những sai lầm trong kinh doanh cần tránh

Kinh doanh là một cuộc chơi được tính bằng cả đời người với cái giá phải trả là toàn bộ sự nghiệp, và phải đến tận phút cuối mới biết được kẻ thắng người thua. Bạn được quyền đứng dậy sau gục ngã, nhưng bạn không thể bắt đầu lại, bất cứ sai lầm nào cũng sẽ khiến bạn tụt lại trong cuộc đua sống còn này. Vậy thì để giúp bạn có những bước chạy thuận lợi hơn, hãy nghe theo lời chỉ dẫn của chúng tôi đi, để tránh vấp phải những sai lầm trong kinh doanh này.

1. Tự phụ và xem thường người khác

Sau vài năm cố gắng, “bất ngờ” công ty của bạn lọt top được đánh giá cao trong nước. Đúng, bạn có quyền tự hào về điều này, vì không phải người trẻ nào cũng có thể làm được điều ấy với khoảng thời gian ngắn như vậy. Thành quả hôm nay là sự cố gắng vất vả của bạn và những người đồng hành cùng bạn, tất cả đều xứng đáng. Và rồi bạn nghĩ mình thật giỏi, bạn nghĩ công ty nhỏ bé của mình đã đủ lớn mạnh để nhận những hợp đồng lớn của những đối tác tầm cỡ? Bạn bỏ qua những người “thấp bé”, vì họ không đủ tầm với bạn, vì hợp tác với họ cũng chẳng giúp bạn tiến xa hơn?

Nhưng hãy nhớ điều này, cuộc chiến vươn tới thành công thực sự chưa hề dừng lại mà, tiểu thành công kia chỉ giống như ngọn núi nhỏ mà bạn vừa chinh phục thôi. Để vươn đến đỉnh cao bạn vẫn cần phải cóp nhặt những thứ nhỏ bé nhất, đừng vì tự kiêu mà bước dài, chỉ khiến bạn hụt chân thôi. Nên tích cực tìm kiếm bất cứ mối hợp tác nào có lợi cho mình, từng bước một mở rộng đầu tư, phát triển thật vững chắc để củng cố thành công hôm nay.

2. Liên tục đầu tư mạo hiểm

Nếu bạn cứ bình thường mà chạy, không dùng bất cứ biện pháp nào để tăng tốc thì sớm muộn cũng bị bỏ lại thôi. Có đôi lúc bạn buộc phải đầu tư mạo hiểm để giành lấy những cơ hội bứt phá cho mình, ví dụ nhưng nhận một dự án đầy rủi ro nào đó chẳng hạn. Khi xác định lựa chọn cách này bạn buộc phải đối mặt với kết quả, được ăn cả ngã về không, nếu lần này thành thì việc kinh doanh của bạn có thể phất lên nhanh chóng, nhưng nếu bại thì mọi cố gắng trước đây cũng đổ sông đổ bể.

Rất nhiều người lựa chọn cách này để vượt lên trên đối thủ vì lợi ích mà nó mang lại rất hấp dẫn. Sai lầm cũng từ đây mà ra, khi bạn lạm dụng đầu tư mạo hiểm quá nhiều. Những người có chuyên môn thường chỉ khuyên nên đầu tư mạo hiểm khi bạn vẫn còn phương án dự phòng hoặc khi không còn cách nào khác. Còn nếu công ty bạn vẫn hoạt động ổn định thì nên lựa chọn chiến lược phát triển lâu dài thì hơn.

3. Không có chiến lược lâu dài

Thị trường là một biến số không quy tắc, bất cứ khi nào cũng có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau, trong đó phần lớn là vì nhu cầu khách hàng. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp cũng phải thường xuyên thay đổi chiến lược của mình để có hướng đi hợp thời hơn, từ đó mà đẩy mạnh doanh thu. Không thể nói cách làm này không hiệu quả, trong thời điểm nhất định thì sẽ rất hữu ích, thế nhưng lại bất cập nếu bạn cứ làm như vậy mà không định hướng lâu dài.

Dù bạn kinh doanh bất kỳ thứ gì cũng cần một chiến lược lâu dài, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bạn, là trung tâm của những chiến lược ngắn hạn mà bạn vẫn buộc phải thay đổi kia.

4. Không có chí tiến thủ

Thế nào, bạn mất thật nhiều tâm huyết cùng tiền bạc để gây dựng lên cơ ngơi ngày hôm nay, và rồi bạn hài lòng với thành quả ấy, chẳng muốn tiến xa hơn sao? Suy nghĩ này không phải chưa từng tồn tại trong đầu một doanh nhân nào, nhất là những người luôn sợ thất bại. Đây chính là lý do lớn nhất kiềm hãm sự nghiệp của bạn phát triển, cũng là dấu chấm hết báo hiệu bạn thực sự thất bại trong cuộc đua này.

Tham vọng, làm kinh doanh phải có tham vọng dù lớn dù nhỏ, không phải chỉ bây giờ mà còn cho đời đời phía sau. Tham vọng là động lực giúp bạn cố gắng để vượt qua muôn vàn khó khăn, cũng là thứ tạo ra hàng ngàn sáng kiến cho bạn.

5. Cạnh tranh thiếu lành mạnh

Đây là loài kí sinh có thể xuất hiện khi bạn có tham vọng. Nếu không biết tham vọng cho đúng cách thì bạn rất dễ lầm đường lạc lối, bất chấp thủ đoạn trong kinh doanh. Không, tôi không phủ nhận những chiêu trò cạnh tranh để vươn lên, tôi chỉ khuyên bạn nên tránh việc chèn ép đối thủ, dùng những cách tiêu cực để biến họ thành bàn đạp cho mình. Nên tạo đồng minh hơn là kẻ thù, dù là thương trường cũng vậy. Cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể đưa bạn lên cao nhanh chóng nhưng trong phút chốc cũng có thể đẩy bạn xuống vực sâu. Hãy cẩn thận!

5 sai lầm trong kinh doanh này không quá lạ lẫm với nhiều người, nhưng biết rõ để mà tranh lại chẳng phải ai cũng làm được. Hãy luôn cảnh giác nhé!

Đọc thêm bài khác tại đây:

5 bí quyết kinh doanh của ngành bán lẻ năm 2015

Bài toán nào cho kinh doanh bán lẻ khi thuế 0%

Phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng café


Chia sẻ bài viết này