Khởi nghiệp kinh doanh là bước đi trên con đường đầy khó khăn, nếu muốn tiến tới thành công bạn buộc phải trả giá bằng cả máu và nước mắt. Với phần 1 của bài viết 10 sai lầm khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh thất bại chúng tôi đã đưa ra 5 lời khuyên giúp bạn có bước khởi đầu vững vàng hơn. Tiếp tục trong phần 2 này chúng tôi sẽ đưa cho các bạn 5 lời khuyên khác để phòng tránh những sai lầm.
6. Không cân đối chi phí
Khi khởi nghiệp kinh doanh có trăm thứ phải lo ngàn thứ phải chi, từ việc thuê mặt bằng, sắm sửa trang thiết bị, thuê nhân viên tới nhập hàng, quảng cáo,… không việc gì không cần đến số tiền lớn, với nguồn vốn eo hẹp nếu bạn không khéo léo trong chi tiêu sẽ dễ dẫn đến thâm hụt quá nhiều. Lời khuyên tốt nhất là hãy lên dự trù chi phí ngay từ ngày đầu để có kế hoạch mua bán, sắm sửa hợp lý hơn. Trong quá trình kinh doanh bạn có thể sử dụng một số phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng có chức năng tự động tổng hợp, tính toán rồi báo cáo lại số tiền đã chi trong khoảng thời gian nhất định, giúp bạn kiểm soát dòng tiền tốt hơn.
7. Không thiết lập mạng lưới quan hệ
Kinh doanh không thể đơn độc, đây là kinh nghiệm mà nhiều người đi trước để lại, bởi nếu chỉ có một mình thì sớm hay muộn bạn cũng bị đối thủ đánh gục do thế đơn lực yếu. Tìm kiếm những đối tác không chỉ hỗ trợ cho việc kinh doanh thuận lợi hơn mà còn củng cố vị trí của bạn trên thương trường. Mở rộng quan hệ với những cơ quan chính quyền cũng không phải ý tồi, mặc dù không giúp bạn “lách luật” nhưng cũng là nơi cố vấn tốt những thủ tục hành chính lúc cần thiết. Đừng quên các mối quan hệ với khách hàng trung thành, khi bạn tạo ra sự liên kết với họ thì việc tiếp cận, mở rộng tập khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
8. Mâu thuẫn nội bộ
Dù bạn khởi nghiệp kinh doanh bằng một cửa hàng bán lẻ nhỏ bé hay một doanh nghiệp quy mô lớn thì vấn đề đồng lòng giữa những người sáng lập, đồng lòng giữa nhân viên và quản lý cũng cần thiết như nhau. Hãy tưởng tượng sếp A muốn vạch ra chiến lược nhắm tới khách hàng này, nhưng sếp B lại muốn hướng đến đối tượng kia, giữa hai sếp không thống nhất thì nhân viên bên dưới biết nghe theo ai và biết phải thế nào bây giờ. Mâu thuẫn nội bộ không chỉ làm rối loạn hoạt động của doanh nghiệp mà còn để lộ sơ hở cho đối thủ thâm nhập vào hệ thống của bạn và phá rối. Muốn thắng người ngoài thì trước tiên tập thể của bạn phải có cùng chung mục đích và cách thức hành động đã.
9. Không tận dụng công nghệ
Mặc dù kinh doanh online đang rầm rộ nhưng nhiều người vẫn lựa chọn kinh doanh truyền thống để bắt đầu, bởi nó thường ổn định và lâu dài hơn. Thế nhưng như vậy không có nghĩa là nên chối bỏ hoàn toàn các ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ online. Lấy ví dụ như quảng cáo trực tuyến, đây là phương thức quảng cáo vừa rẻ vừa hiệu quả bởi tốc độ lan truyền thông tin trên mạng cực kỳ nhanh chóng. Hay việc tận dụng phần mềm quản lý bán hàng online cũng vậy, sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.
10. Dịch vụ khách hàng kém
Kinh doanh là buôn bán, nhưng không phải cứ bán xong là xong, khách trả tiền là hết nhiệm vụ, khách đến là thượng đế khách đi là cục nợ. Nếu thật sự nghĩ như vậy thì có lẽ bạn đang đứng ở bờ vực của sự thất bại rồi. Trong kinh doanh việc chăm sóc khách hàng phải được làm trọn vẹn, bất kể yêu cầu gì của khách trong khả năng làm được thì nên cố hết sức. Bạn nên xây dựng một hệ thống chăm sóc chuyên nghiệp từ khâu chào hàng, tư vấn bán, tư vấn khuyến mại và hậu mãi,… như vậy mới tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
Trong bài viết chúng tôi đã nêu lên 10 sai lầm mà bạn cần tránh khi khởi nghiệp kinh doanh, hi vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
10 sai lầm khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh thất bại (P1)
7 câu nói kinh điển của Steve Jobs với người khởi nghiệp kinh doanh (P1)
7 câu nói kinh điển của Steve Jobs với người khởi nghiệp kinh doanh (P2)