Đã bao giờ bạn nghe đến những công việc như đếm thiên nga, “câu” xe đạp hay thám tử rác chưa? Chắc chắn bài viết dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ.
Truyền thống, phong tục tập quán không chỉ mang đến nền văn hóa khác biệt cho mỗi quốc gia mà còn tạo ra những nghề nghiệp “độc nhất vô nhị”, không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Những công việc này nghe có vẻ “kỳ dị” đối với đại đa số chúng ta nhưng lại thu hút rất nhiều người tham gia, mang lại nguồn thu nhập cao. Dưới dây là 10 nghề nghiệp như thế.
-
1. Anh: Người đếm Thiên Nga
Tại một số vùng ở Anh như Surrey, Buckinghamshire, Berkshire và Oxfordshire có một truyền thống gọi là Swan Upping – nghề đếm thiên Nga. Những người làm công việc này gọi là Swan Uppers – người đếm thiên nga . Họ mặc trang phục truyền thống màu đỏ tìm mọi cách bắt loài chim này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của chúng. Họ dùng thuyền chèo tiếp cận các gia đình thiên nga, bắt từng con rồi đưa lên bờ. Tại đây thiên nga sẽ được cân đo kích cỡ, cân đo sức khỏe và đánh dấu rồi thả về với nơi ở.
10 nghề nghiệp siêu độc thực sự tồn tại trên thế giới
Sau 5 ngày làm việc, những người đếm thiên nga sẽ viết một bản báo cáo những loài chim tìm được sau đó thảo luận và đưa ra giải pháp bảo vệ loài chim xinh đẹp này. Truyền thống đếm thiên nga có từ thế kỷ 12 khi nhà vua tuyên bố sở hữu tất cả số thiên nga màu trắng , có tên khoa học là Cygnus Olor được đánh dấu trên sông Thame, còn những con không được đánh dấu là của hoàng hậu.
-
2. Bolivia – Ngựa vằn giao thông
Tại thủ đô La Paz – Bolivia, nếu bạn đi dạo sẽ thấy những người trong bộ đồ chú ngựa vằn, đang hướng dẫn mọi người sang đường, công việc này được gọi là “Traffic Zebras” – tạm dịch ngựa vằn giao thông. Một số người làm công việc này sẽ được trả tiền để mặc bộ đồ ngựa vằn để hỗ trợ người dân qua đường an toàn.
Ngựa vằn dẫn đường
Các chú ngựa vằn sẽ nhảy ra phía trước của ô tô và xe bus ngay khi đèn chuyển sang màu đỏ và buộc họ dừng lại. Nhờ bộ trang phục mà những người tài xế sẽ nhận ra và tuân thủ luật giao thông. Công việc này vừa tạo ra tính giải trí cao, xóa bỏ căng thẳng trong cuộc sống mà còn giúp mọi người tuân thủ luật giao thông hơn.
-
3. Hà Lan: “Câu” xe đạp
Tại Amsterdam, du lịch bằng xe đạp là một điều rất phổ biến và nó cũng là phương tiện chính của người dân. Tuy nhiên khi những chiếc xe sắp hết hạn, quá cũ, mọi người có thói quen ném xuống các dòng sông, gây tình trạng ô nhiễm và tắc nghẽn. Vì vậy nghề “câu” xe đạp ra đời. Mối năm các “ngư dân” sử dụng vuốt thủy lực để kéo khoảng 15.000 chiếc xe đạp ra khỏi dòng sông. Sau đó họ sẽ bán lại cho các cơ sở phế liệu. Công việc này đã có từ năm 1960 và không có dấu hiệu suy tàn
-
4. Ấn Độ – Dabbawalas – nghề đưa cơm thuê
Tại Mumbai có một công việc gọi là dabbawalas – người đưa cơm thuê. Không giống như các nhân viên nhà hàng, những người làm nghề này được trả tiền để vận chuyển đồ ăn từ các nhà hàng tới thực khách khắp thành phố và đôi khi họ cũng được cá bà vợ thuê mang cơm cho chồng của mình tại nơi làm việc.
-
5. Đức: Thám tử rác
Là đất nước văn minh, Đức có quy định khắt khe về giữ vệ sinh môi trường, từ hành động nhỏ nhất là đổ rác. Theo luật, nếu như mọi người không phân loại rác trước khi đổ và đặt đúng nơi đúng chỗ, sẽ bị phạt tiền nặng, thậm chí ngồi tù vài ngày.
Để người dân chấp hành quy định, nghề thám tử rác ra đời để bí mật theo dõi thói quen đổ rác. Những thám tử rác có nhiệm vụ kiểm tra thùng rác của các gia đình để xem họ có đổ rác đúng quy định không? Ví dụ: Sách báo phải gấp gọn để bên đường, vỏ lon và chai thủy tinh vất ở điểm tập kết rác trong khu phố còn bóng đèn, pin và một số thiết bị điện phải trả về siêu thị,… Các thám tử rác sẽ phân biệt và nhận định thùng rác của bạn nếu sai họ sẽ mời bạn đi nộp phạt.
-
6. Indonexia: Nghề thuê hành khách
Để hạn chế tình trạng tắc đường xảy ra, năm 1990 chính phủ Indonexia ra bộ luật: vào giờ cao điểm mỗi xe phải có ít nhất 3 người mới được ra đường. Tuy nhiên không phải lúc nào các xe cũng đáp ứng được điều kiện đó vì vậy nghề cho thuê khách đi cùng ra đời. Theo đó những người trong nghề sẽ đứng đợi trên các phố, nếu tài xế nào chưa đủ người ra đường có thể thuê. Giá cũng không quá cao, khoảng 1 USD/chuyến.
-
7. Trung Quốc: Làm CEO giả
Trung Quốc là thiên đường hàng nhái, từ hàng hóa, thực phẩm đến các công trình văn hóa, nghệ thuật, kỳ quan thế giới, thậm chí là cả con người. Nghề CEO giả là một trong số đó, nó phù hợp với những ai có ngoại hình chuẩn, dáng đẹp. Công việc chính là giả dạng doanh nhân, thực hiện những công việc như xem phim, du lịch… với mức lương 1000 USD/tuần. Theo các doanh nghiệp, việc thuê CEO giả nhằm tạo hình ảnh đẹp trước công chúng.
-
8. Moroco: Bán nước dạo
Tại một số khu vực du lịch phổ biến ở Moroco, những người bán nước dạo trong bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc và đội chiếc mũ được trang trí cầu kỳ sẽ cung cấp nước từ túi da lạc đà và tách đồng. Trang phục của họ thường trang trí từ đồng thau hoặc chuông
-
9. Anh: Ủ ấm giường khách sạn
Nghe có vẻ lạ nhưng đây là công việc “hot” với mức thù lao cao. Nhiệm vụ chính của bạn là mặc một bộ đồ lông cừu kín người rồi sau đó nằm trên giường của khách để sưởi ấm trước khi khách vào. Mặc dù khá khó chịu bởi bộ đồ nóng nhưng rất nhiều người muốn làm công việc này.
-
10. Đức: Làm bù nhìn đuổi chim sân bay
Về tên gọi, bạn sẽ là “chuyên gia sinh học về an toàn hàng không”. Thực tế, bạn là một bù nhìn. Hàng ngày, bạn sẽ thấy chim chóc đậu rất nhiều trên đường băng khi máy bay sắp hạ cánh – cất cánh. Việc của bạn là giải tán đám đông chim chóc đó để thông thoáng đường băng.