10 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế website (P2)

Tốc độ là ưu thế của kinh doanh online so với truyền thống, vì vậy một khi đánh mất yếu tố này chắc chắn khách hàng sẽ quay lưng lại với bạn, lợi nhuận sụt giảm nhanh chóng. Tốc độ được biểu hiện ở nhiều quá trình, như việc tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá trị, thanh toán, giao vận,… và một trong số đó là thời gian tải trang web. Bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ 5 trong số 10 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế website rất hữu ích đến các bạn. Hãy cùng tham khảo 5 bí quyết khác tại phần 2 ngay dưới đây.

6 Tối ưu hoá nền tảng cấu hình

Nếu bạn sử dụng một nền tảng thương mại điện tử – hosted hoặc licensed – sẽ có một số tuỳ chỉnh cấu hình có sẵn giúp cải thiện tốc độ tải trang. Hầu hết các nền tảng hiện nay đều cung cấp một vài tinh chỉnh tuy nhỏ nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt. Ví dụ cấu hình mặc định của Magento cho phép hỗ trợ nén file, có một mạng lưới phân và những cải tiến tốc độ khác. Trong trang quản trị của Magento bạn có thể sửa đổi để nền tảng đó tối ưu hơn.

7. Sử dụng ít các “lượt đi vòng” (round trips)

Để tăng tốc độ tải trang, bạn có thể giảm thiểu số lượng các “lượt đi vòng” đến máy chủ bằng cách kết hợp các file với nhau. Ví dụ, thay vì truy cập nhiều file JavaScript riêng biệt thì ngay lần đầu bạn nên kết hợp chúng thành một tệp tin duy nhất rồi sau đó mới truy cập vào máy chủ. Điều này khiến cho trình duyệt chỉ cần gửi một yêu cầu thay vì thực hiện nhiều vòng như trước đây, làm giảm thời gian tải trang đi khá nhiều. Có một số công vụ và kỹ thuật hỗ trợ bạn áp dụng phương pháp này như CSS Sprites, nó cho phép bạn tải nhiều hình ảnh trong một yêu cầu.

8. Sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ tải

Kiểm tra tốc độ tải website bán hàng theo định kỳ là một phương án dự phòng giúp bạn phát hiện ra vấn đề kịp thời để đưa ra cách giải quyết nhanh chóng nhất. Chỉ cần lưu ý một điểm, nếu website đó mất nhiều hơn 3 giây để tải thì bạn mới nên cải thiện. Có rất nhiều công cụ đo lường và chuẩn đoán tốc độ trang web như Pingdom, Yahoo Yslow và Google PageSpeed Insights.

Dưới đây là ví dụ cho thấy số điểm tốc độ của một website sử dụng PageSpeed Insights của Google từ máy tính xách tay loại ưu. Nếu đạt điểm 85 trở lên thì có nghĩa rằng website đó đang hoạt động tốt, chỉ có Ebay đạt được mức này, còn các trang như Overstock, Amazon thì sát phía sau.

– Amazon.com: 83/100

– Ebay.com: 86/100

– Walmart.com: 37/100

– Staples.com: 54/100

– Target.com: 69/100

– Zulily.com: 72/100

– Overstock.com: 84/100

– Newegg.com: 66/100

– Nordstrom.com: 75/100

– Gilt.com: 63/100

Pingdom có thể theo dõi tốc độ tải trang và giúp chẩn đoán các vấn đề.

9. Hạn chế chuyển hướng

Muốn tải trang nhanh hơn thì bạn nên giảm thiểu việc chuyển hướng mỗi khi muốn tìm kiếm hoặc sang một chuyên mục khác. Mỗi một chuyển hướng là một lần yêu cầu riêng biệt cho server nên sẽ khiến thời gian tải lâu hơn. Thông thường, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục duy trì các liên kết chuyển hướng từ cũ đến mỗi, tuy nhiên nên loại bỏ dần khi hầu hết người mua đã bắt đầu truy cập vào URL mới một cách trực tiếp.

10. Sử dụng các hosting nhanh trên máy chủ

Kích thước của máy chủ lưu trữ, ví dụ như RAM, ổ cứng, tốc độ CPU, sẽ quyết định lượng traffic tối đa mà bạn đạt được. Đây chính là thách thức đối với nhiều người khi kinh doanh online, mặc dù lượng người truy cập tăng cao nhưng sử dụng máy chủ quá nhỏ dẫn đến không đáp ứng đủ yêu cầu.

Hãy hỏi nhà cung cấp hosting của bạn về kích thước máy chủ dựa trên số lượng người dùng tối đa là bao nhiêu, khả năng tăng trưởng traffic trong tương lai thế nào và đừng quên xem xét dung lượng bộ nhớ. Sau đó bạn cần phải gửi một email nêu rõ những quy định của mình, chẳng hạn như traffic tối đa, mà không được quá cao hoặc quá thấp. Điều này sẽ cho bạn thấy kích thước thật của máy chủ.

 Khi thiết kế website đừng quên yếu tố thời gian tải trang, đây chính là bí quyết quan trọng để kinh doanh online thành công!

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

10 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế website (P1)

5 xu hướng thiết kế website năm 2016 (P2)

5 xu hướng thiết kế website năm 2016 (P1)


Chia sẻ bài viết này