10 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế website (P1)

Tốc độ tải trang của một website thương mại điện tử đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua vì sự cải tiến cả dịch vụ Internet. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ vẫn đang phải đau đầu để tìm ra những giải pháp giúp website của mình có thể chạy nhanh hơn nữa. Vì trên thực tế, dù trang web của họ có thân thiện, có sống động và hấp dẫn đến đâu nhưng lại mất thời gian tải xuống quá lâu sẽ khiến người tiêu dùng khó chịu, họ sẽ thoát ra để đến một website khác mua sắm. Có người đã từng nhận định, trong kinh doanh online chỉ cần trễ 1s sẽ khiến bạn mất hàng triệu đô. Bài viết này sẽ gợi ý 10 cách giúp cải thiện tốc độ tải trang khi thiết kế website bán hàng, giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

1. Giảm kích cỡ của trang

Kích thước trang được đo bằng kilobyte, bao gồm các yếu tố chính trên trang đó như hình ảnh, JavaScript, CSS. Website có kích thước càng nhỏ thì càng tốt, tốc độ tải sẽ nhanh hơn rất nhiều. Muốn vậy thì bạn nên tránh việc sử dụng các hình ảnh quá nặng hay cho hiển thị quá nhiều hình ảnh trên một trang. Hãy nhớ, khi thiết kế website cần dùng thời gian để đo đạc. Muốn xem kích thước trang web sau khi tạo rất đơn giản, chỉ cần lưu nó như một thư mục lưu trữ web từ trình duyệt trên máy tính, sau đó kích chuột phải để tìm thông tin chi tiết.

Hãy cố gắng giảm thời gian tải trang xuống tối đa là 3 giây, trừ khi website của bạn yêu cầu phải có đồ hoạ phong phú để tạo ra doanh thu. Trong trường hợp đó, hãy cố gắng tìm giải pháp để cân đối giữa lượng khách hàng bỏ đi vì thời gian tải quá lâu với lượng khách hàng tiềm năng của bạn.

2. Sử dụng mạng lưới phân phối nội dung

Nếu bạn đang có khách hàng trên toàn thế giới hoặc đa quốc gia, thì hãy xem xét để sử dụng một mạng lưới phân phối nội dung. Đây là nơi lưu trữ nội dung trên các máy chủ đặt ở nhiều nơi khác nhau, làm giảm thời gian tải trang. Ví dụ một khách hàng ở HongKong sẽ tải cùng một dữ liệu với khách hàng tại Mỹ mặc dù máy chủ lại ở hai quốc gia khác nhau. Nền tảng điện toán đám mây chính là giải pháp đang được rất nhiều người kinh doanh online lựa chọn.

3. Sử dụng bộ nhớ đệm và công nghệ in-memory

Sử dụng bộ nhớ đệm hoặc bộ nhớ tạm thời để tránh truy cập vào cơ sở dữ liệu không cần thiết. Những công nghệ này có thể lưu trữ tạm thời một danh mục sản phẩm, tất cả thông tin khách hàng cùng một vài dữ liệu khác, giúp bạn hạn chế phải truy cập lại vào cơ sở dữ liệu bằng việc sử dụng bộ nhớ RAM có sẵn trên máy chủ. Tốc độ truy xuất thông tin trên RAM nhanh gấp 10 lần ổ đĩa cứng, điều này giúp cải thiện hiệu suất đáng kể.

4. Nén dữ liệu

Sử dụng Gzip hoặc các phần mềm nén khác để làm giảm kích thước của các dữ liệu được gửi tới trình duyệt. Các file nén được thực hiện ở phía máy chủ trước khi đưa cơ sở dữ liệu trở về máy khách. Điều này đòi hỏi phải thay đổi cấu hình tệp tin máy chủ. Tuy nhiên, trước khi nén dữ liệu hãy chắc rằng khách hàng của bạn không sử dụng những trình duyệt cũ như Internet Explorer 4, Gzip sẽ không thể tương thích.

5. Xác định kích thước hình ảnh

Xác định chiều cao, bề rộng của hình ảnh hiển thị trên website có làm tăng tốc độ tải trang và tải nhiều ảnh cùng lúc. Tuy nhiên nhiều nhà bán lẻ lại quên mất việc này, họ chỉ tập trung vào chất lượng mà không để ý đến kích thước của nó. Đây chính là nguyên nhân khiến cho website trở nên nặng nề, buộc trình duyệt phải tải hình ảnh trước khi tải các thông tin quan trọng khác nên thời gian chờ đợi sẽ tăng lên không chỉ là gấp đôi.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

10 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế website (P2)

5 thách thức của kinh doanh online trong năm 2016 (P1)

5 thách thức của kinh doanh online trong năm 2016 (P2)


Chia sẻ bài viết này