Xu hướng nổi bật của kinh doanh bán lẻ năm 2015 (P1)

Có thể thấy kinh doanh bán lẻ đang trở thành thị trường nóng hổi, không chỉ các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh trong nước đang củng cố chỗ đứng của mình, mà một số ông trùm trong ngành bán lẻ tại các nước như Thái Lan, Nhật Bản… đang đầu tư mạnh mẽ. Mua sắm không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu mà đứng sau đó là cả một nền công nghiệp đang bùng nổ mạnh mẽ. Sau đây là những xu hướng kinh doanh bán lẻ của năm 2015 bạn cần biết:

(Nhu cầu thị trường gia tăng và ngành bán lẻ trở nên “hot” bao giờ hết)

Chất lượng lên ngôi trong kinh doanh bán lẻ

Không chỉ dừng ở việc cung cấp một nhu cầu nào đó cho người tiêu dùng.  Với sức cạnh tranh mạnh mẽ thị trường bán lẻ hiện nay các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh càng chú ý hơn đến việc đáp ứng nhu cầu sâu hơn. Đó là chất lượng cao hơn so với mức đáp ứng nhu cầu hiện tại. Các dòng sản phẩm cao cấp đang  phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.

Theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%. Xu thế này chủ yếu thuộc về khu vực Châu Á, nét văn hóa nói chung, chính là việc cá nhân sẽ được đánh giá với việc họ sử dụng các loại sản phẩm có tên tuổi. Và nhu cầu chăm sóc bản thân được chú ý hơn khi đời sống ngày càng tăng.

Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh bán lẻ luôn phải tỉnh táo và nắm bắt xu hướng thị trường. Ngoài việc thay đổi nhanh các loại  mẫu mã sản phẩm là việc ngày càng nâng cao hơn chất lượng của chúng.

Gia tăng giá trị của khách hàng

Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh : không ngừng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên đại đa phần khi làm kinh doanh, cách thức mà các nhà kinh doanh mong muốn thực hiện là để khách hàng tìm đến mình, vì thế họ luôn thụ động. Và một điều khác nữa, khi cạnh tranh ngày càng gia tăng thì việc làm thế nào tăng sức cạnh tranh hơn là điều cần tìm kiếm.

Xu hướng nhắm đến khách hàng, gia tăng giá trị hơn cho khách hàng được quan tâm hơn hết. Nhưng chương trình chăm sóc, quà tặng hay các khuyến mãi, thẻ thành viên, thái độ phục vụ là cách mà các nhà kinh doanh bán lẻ đưa ra nhằm gia tăng cảm giác thỏa mãn, hay chính là việc gia tăng giá trị cho khách hàng.

Ngoài ra, nhu cầu không chỉ đáp ứng khi nhận được sản phẩm, những cảm giác xung quanh cửa hàng họ mua sắm, các chương trình vui chơi xung quanh, hay những tiện ích trên các website riêng lấp đầy thời gian rảnh rỗi được các nhà kinh doanh bán lẻ chú ý nhiều hơn là cách kinh doanh truyền thống thụ động như trước. Điều đó luôn tạo nên sự mới mẻ và sức cạnh tranh mạnh mẽ cho từng cửa hàng.

Có thể thấy sự tham gia vào thị trường bán lẻ của Apple, khi họ bắt đầu xây dựng các cửa hàng với sản phẩm của chính mình nhưng giá cao hơn trên Amazon hay các cửa hàng khác. Sau một thời gian dài khách hàng chấp nhận đến việc mua sắm tại chính địa điểm của Apple hơn là qua các khu vực khác tuy rằng giá lớn hơn. Vì đó là cả một sự trải nghiệm khi bước chân vào cửa hàng, diện tích được xây dựng lớn hơn và đảm bảo mang lại cho khách hàng nhiều cảm giác mới mẻ hơn là việc họ đến và mua hàng.

Tiêu dùng trên nền tảng di động

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngành công nghiệp bán lẻ không tránh khỏi xu hướng gia tăng tiêu dùng trên các thiết bị di động. Sự phát triển hiện đại với các giao diện tính năng mới trên các thiết bị di động cung cấp nhiều hơn chức năng nghe và gọi cho người sử dụng. Thời gian rảnh rỗi lướt web, các đơn hàng thông qua mạng di động hay công cụ thanh toán tích hợp trực tiếp trên đây cũng cho thấy sự phát triển của xu hướng này.

Các nhà kinh doanh bán lẻ phải tận dụng được nguồn khách hàng nhàn dỗi cũng như tối ưu các website kinh doanh của mình trên giao diện di động, gia tăng hiệu quả thu hút khách hàng.

Xem thêm ==>

Có thể bạn cần biết:

Những ứng dụng công nghệ không thể bỏ qua trong kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ và những tình huống khó tránh

Cách xác định khách hàng tiềm năng trong kinh doanh bán lẻ


Chia sẻ bài viết này