Trong bán lẻ, việc quản lý cửa hàng lỏng lẻo, không chặt chẽ về kho hàng, nguyên vật liệu, thậm chí cả khâu quản lý nhân viên khiến cho công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn trong khi bạn phải giải quyết quá nhiều công việc khác nữa. Để giúp bạn minh bạch trong quản lý, tháo gỡ những khó trong bán lẻ, dưới đây là những gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu quản lý, kể cả lúc bạn có mặt tại cửa hàng hay khi không có mặt tại cửa hàng thì mọi thứ vẫn hoạt động rất nhịp nhàng.
1. Quản lý kho hàng
Nhiều cửa hàng thường gặp khó khăn trong quản lý kho hàng, bởi nếu không may mắn, cửa hàng có thể đang trao quyền cho những nhân sự thiếu trung thực, nhưng lại thừa hiểu biết về thời điểm xuất nhập hàng và sự lỏng lẻo trong quản lý kho để lấy cắp, trong khi việc kiểm kho chưa được chú trọng đúng mức. Chẳng hạn như đối với nhà hàng, quán cafe, canteen,… nơi có nguyên vật liệu qua chế biến mới cho ra sản phẩm, thất thoát nguyên vật liệu còn xuất phát từ sự lãng phí do không định lượng chuẩn bao nhiêu là vừa đủ.
Giải pháp là gì?
Hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng thất thoát do khâu quản lý kho hàng lỏng lẻo là sử dụng mã vạch để thắt chặt đầu ra vào của nguyên vật liệu. Bằng việc mã số hóa toàn bộ các sản phẩm ra vào kho thông qua hệ thống mã vạch sẽ kiểm soát được số lượng hàng hóa và siết chặt mọi đầu ra đầu vào của hệ thống kho hàng từ đó kiểm soát được rằng việc thất thoát hàng hóa xảy ra từ đâu và nguyên do là từ bộ phận, nhân viên nào. Bởi vậy, bài toán về quản lý kho hàng đã được giải quyết rất hữu hiệu.
2. Quản lý trong bán hàng
Tại các cửa hàng bán lẻ, không chỉ có các khoản tiền mặt luôn hiện hữu mà còn các loại hàng hóa bạn kinh doanh, điểm bán hàng là nơi vừa dễ, vừa khó để kiểm soát thất thoát. Mặc dù có sử dụng camera hay thường xuyên túc trực được ở điểm bán hàng, người quản lý cũng không thể chống đỡ được các tình huống bất ngờ và những nhầm lẫn đáng tiếc do phải quản lý quá nhiều hàng hóa trong môi trường luôn căng thẳng, mệt mỏi.
Khách hàng đến phản ánh hóa đơn sai, nhân viên không quen thuộc với sản phẩm mình bán nên tính nhầm, bán lẫn,… hoặc đôi khi, trong khi bán hàng, tính tiền theo phương pháp thủ công thường gây ra việc nhầm lẫn về số liệu, và quá nhiều hàng hóa nên sẽ khó khăn trong việc ghi nhớ giá cả, số lượng hàng hóa dẫn đến nhiều sai lệch khi bán hàng… Những nhầm lẫn dù vô tình hay cố ý, đến từ nhân viên hay khách hàng đều là nguồn gốc gây ra thất thoát.
Giải pháp là gì?
Trong trường hợp này, giải pháp đưa ra là áp dụng bán hàng bằng mã vạch, hóa đơn bán hàng, kiểm soát các điểm bán hàng thông qua phần mềm bán hàng. Đó là những ứng dụng thông minh nhất giúp hạn chế các thất thoát trong khâu bán hàng, đây sẽ là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề.
3. Quản lý nhân viên
Khi năng suất phục vụ của nhân viên kém, chất lượng phục vụ giảm, tài sản bị thất thoát trong trường hợp này là lượng khách hàng – rõ ràng bạn sẽ không có lý do quay lại cửa hàng từng phục vụ mình không tốt, cho dù chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu. Thất thoát nguồn lực không nhất thiết là do yếu tố con người: sự lười biếng, cẩu thả của nhân viên hay do thiếu nhân sự cửa hàng.
Giải pháp để tận dụng năng suât của nhân viên là gì?
Thay vì 10 phút bán hàng như hình thức truyền thống thì khi áp dụng các hình thức quản lý hiện đại, nhân viên chỉ mất từ 1 – 2 phút để có thể rút ngắn quy trình và hiện đại hóa các công cụ bán hàng. Không những thế, chính ứng dụng này sẽ giúp mỗi nhân viên cảm thấy công việc nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng và tăng hiệu quả làm việc trong ngày.
Bạn đã biết cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả chưa?
4 bước đơn giản giúp bạn kinh doanh online cực hiệu quả