Chào mừng bạn đến với năm 2018, một năm đầy cơ hội và thách thức đối với những ai đang theo đuổi khái niệm trải nghiệm người dùng (UX). Trong năm nay, UX sẽ trở thành vấn đề trọng tâm trong thiết kế website. Mặc dù chúng ta không thể biết trước được tương lai nhưng những dự đoán có cơ sở chính là nền tảng ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh. Sau đây là 9 xu hướng sử dụng UX sẽ lên ngôi trong năm 2018 mà bạn nên biết.
Hình 1: Phát triển kinh doanh theo xu hướng trải nghiệm người dùng 2018
1. Trang web có độ tương tác cao
Theo PEW Research, 91% người Mỹ trưởng thành sở hữu một chiếc điện thoại di động. Và số người truy cập vào ứng dụng của họ từ các thiết bị di động tăng đã tăng 30%. Xu hướng đó đã tiếp tục tăng nhanh vào năm 2017 và hứa hẹn sẽ gia tăng không ngừng nghỉ trong năm 2018 này.
Hình 2: Trang web có độ tương tác cao trên tất cả các thiết bị
Do đó, thiết kế một trang web hoặc ứng dụng có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng, từ tính năng đến hình ảnh tối ưu, là điều vô cùng quan trọng trong kinh doanh bất cứ mặt hàng hay lĩnh vực nào. Mỗi một trang web cần phải đảm bảo các tiêu chí như dễ đọc, dễ truy cập, dễ dàng điều hướng, thực hiện các tùy chỉnh về kích thước, các tính năng khác,… thông qua bất kỳ một loại hình thiết bị nào.
2. Doanh nghiệp UX
Hình 3: Sự phát triển của các doanh nghiệp UX
Thường thì UX trên các sản phẩm sẽ dễ bị lãng quên, bởi lẽ các doanh nghiệp cần phải giải quyết rất nhiều thứ mà thời gian, nguồn lực thì lại có hạn. Cho đến bây giờ, UX phần lớn được chú ý bởi những ảnh hưởng tích cực của nó đối với khách hàng/người tiêu dùng. Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp UX trong năm 2018 này được coi là một xu hướng tất yếu, nhằm giúp cho các doanh nghiệp khác có thể tận dụng được giá trị của UX một cách hiệu quả hơn, nhanh nhạy hơn và thú vị hơn.
3. Các nhóm UX In-house
Vào năm 2017, cả cộng đồng UX đều cảm thấy chướng tai gai mắt khi chuyên trang tư vấn UX tiên phong, Adapative Path, đã được mua lại bởi Capital One. Rất nhiều người đã vắt óc suy nghĩ để hiểu được ý nghĩa của nó.
Hình 4: Các nhóm UX In-house
Tạm thời gạt bỏ danh tiếng của cả hai công ty sang một bên, có thể thấy quyết định sát nhập của Adaptive Path có ý nghĩa kinh doanh tốt cho cả hai doanh nghiệp. Từ năm 2011, Adaptive Path đã lựa chọn con đường trở thành một đội In-house, tự mình thiết kế và tư vấn về trải nghiệm người dùng thay vì tiếp tục công việc gia công phần mềm để tư vấn UX. Còn về phần Capital One, trong lĩnh vực kinh doanh này, để xây dựng một đội ngũ UX lớn thì họ cần cả thời gian và tiền bạc, thậm chí là rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trước đó, kể từ khi họ thực hiện một kế hoạch nhằm sử dụng UX như một chiến lược kinh doanh thì đã có 5 năm sau đó (và không biết là bao nhiêu tiền bạc) để xây dựng một đội ngũ. Trong khi Adapative Path nắm phần cán dao, còn Capital One luôn có sẵn lưỡi dao thì chẳng có lý do gì để họ không sát nhập lại với nhau tạo thành một hệ thống toàn diện về mảng UX.
Chính ví dụ trên đã cho thấy bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực UX thì xu hướng phát triển của các tổ chức UX In-house trong năm 2018 này cũng mạnh mẽ vô cùng.
4. Trách nhiệm kỷ luật chéo đối với trải nghiệm người dùng
Đã qua những ngày mà UX được coi là trách nhiệm cá nhân của một nhà thiết kế trong nhóm. Lĩnh vực này đang bước vào kỷ nguyên phát triển với một sự trưởng thành vượt bậc. Giờ đây, tất cả đều hiểu rằng: Để cung cấp một trải nghiệm người dùng tuyệt vời thì cần có sự phối hợp nghiên của tất cả các thành viên và phải được điều chỉnh với những người dùng thực tế.
Hình 5: Trách nhiệm kỷ luật chéo đối với trải nghiệm người dùng
Đây là một xu hướng phát triển dài hạn. Mong muốn một nhà thiết kế có thể chịu trách nhiệm về toàn bộ trải nghiệm của người sử dụng một cách thường xuyên mà không cần bất kỳ sự hợp tác nào với các nhà thiết kế sản phẩm hoặc một nhóm phát triển là điều rất khó. Có thể nói, UX có được là kết quả của sự nỗ lực của cả một tập thể chứ không phải của riêng cá nhân nào. Và tất nhiên, điều này có nghĩa là có rất nhiều kiểu vai trò khác nhau đối với một nhà thiết kế UX, bao gồm:
– Nhà thiết kế UX phải học cách làm việc hợp tác với các nhà phát triển, xây dựng trải nghiệm người dùng tốt dựa trên một sản phẩm giao diện người dùng (UI) phù hợp.
– Một số nhà thiết kế UX có thể ràng buộc chính mình bởi vai trò của một thiết kế. Khi đó, họ có thể muốn xem xét cả các công việc liên quan khác như quản lý dự án, quản lý sản phẩm hoặc nghiên cứu.
– Các nhà quản lý UX có thể cố gắng quản lý các khía cạnh của UX, những gì thuộc phạm vi trách nhiệm của họ.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
Và tất nhiên, việc tìm kiếm các nhà quản lý sản phẩm, quản lý dự án, các nhà phân tích và phát triển kinh doanh để đào tạo về UX có thể là một công việc khó khăn. Một khi mà tất cả đã ý thức và chịu trách nhiệm hơn với UX thì việc đào tạo, xây dựng một đội ngũ UX in-house là điều vô cùng quan trọng.
(Tổng hợp từ blog.normalmodes.com)