Tuyệt chiêu thu hút khách hàng tăng doanh thu cực hiệu quả

Doanh thu được coi là một trong vấn đề hàng đầu được các nhà kinh doanh quan tâm, tất nhiên doanh thu không phải là tất cả nhưng đây là điều mà các doanh nghiệp rất cần, nhất là việc làm thế nào để mang lại nhiều doanh thu hơn nữa.
Nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh tốt, chắc chắn chiến lược thu hút khách hàng là một nội dung không thể thiếu ? Điều quan trọng là lùi lại một bước từ thói quen hàng ngày và xem xét lại chiến lược của bạn cũng như tác động của nó đối với doanh số bán hàng. Trong khi bạn đang bận rộn xây dựng doanh nghiệp của mình, thị trường có thể đã thay đổi, dù rất nhẹ, hoặc khách hàng có thể đã thay đổi. Đôi khi bạn có thể xác định những thay đổi này bằng cách hỏi trực tiếp khách hàng, xem xét vấn đề dưới một góc độ khác, điều này giúp bạn có một cách nhìn tông quan hơn.
Mỗi một mục tiêu bạn đưa ra nên liên quan đến các trách nhiệm cụ của một ai đó, với ngày bắt đầu, ngày kết thúc và ngân sách dự toán cho mục tiêu đó là bao nhiêu. Các doanh nghiệp non trẻ mới thành lập nên ý thức được những điều này, nếu làm chuẩn ngay từ đầu, bạn sẽ thu lượm được nhiều kết quả tốt. Dưới đây là 4 tuyệt chiêu thu hút khách hàng để tăng doanh thu cao hơn mà Kinh Doanh Việt cung cấp cho bạn:

1. Thông điệp tiếp thị của bạn đã chuẩn chưa?

Trong khi một số doanh nghiệp đang chuyển sang sử dụng mạng xã hội – đặc biệt là Twitter, Facebook và LinkedIn – như một cách để truyền bá thông điệp của họ theo những cách thức mới. Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp vẫn thích sử dụng các phương pháp cũ như email marketing, bán hàng trực tiếp và thậm chí là tiếp thị email trực tiếp bởi vì những cách này đã bị lãng quên trong thời gian gần đây.
Hay làm cho những mục tiêu của bạn trở nên cụ thể hơn để có thể đưa ra thông điệp tiếp thị đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của bạn. Cần có những con số đo lường cụ thể, cho dù đó là lượng quảng cáo, lượt truy cập trang, số lượng bạn bè, các liên kết hoặc bất cứ điều gì. Hãy nhớ theo dõi kết quả và điều chỉnh dựa theo đó.

2. Ưu tiên khách hàng hiện tại

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc chăm sóc những khách hàng trung thành vừa tốn ít chi phí, vừa mang lại doanh thu lớn hơn là tìm khách hàng vãng lai. Ví dụ như một cửa hàng máy tính, họ đã liên lạc với toàn bộ tập khách hàng của mình và nhắc nhở họ gần như đã quá hạn để nâng cấp bộ nhớ, thiết bị mạng, máy in, phần mềm và máy tính. Công ty này đã tạo ra khuyến mãi đặc biệt và giải phóng một số hàng tồn kho cũ trong quá trình này.

Chiến lược cạnh tranh dành cho khách hàng

5 cách cải thiện dịch vụ khách hàng cực hiệu quả bạn nên biết

Làm thế nào để một việc như thế có thể có tác dụng với chính doanh nghiệp của bạn? Câu chuyện cửa hàng máy tính minh họa cách thức khách hàng có thể biết ơn đối với lời nhắc nhở và sẵn sàng để nói có với việc cải thiện hiệu suất. Về cơ bản, có 3 phần ở đây: Xác định những gì bạn có thể cung cấp liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp, làm thế nào để biến nó thành một sự kiện và làm thế nào để đưa thông điệp đến với khách hàng. Khi bạn đưa ra điều gì đó, hãy đặt nó vào các sự kiện quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Đặt ra ngày bắt đầu, ngày kết thúc và người phụ trách, ước tính doanh thu tăng thêm, nhớ đó lần sau bạn sẽ biết liệu bạn có đánh giá quá thấp hoặc quá cao hay không.

3. Xem lại giá cả

Điều quan trọng nhất không phải là cao hay thấp mà là nó phù hợp với chiến lược của bạn như thế nào. Giá cả có thể nói là thông điệp tiếp thị mạnh mẽ nhất mà bạn có. Một số doanh nghiệp dựa vào mức giá thấp thấy rõ để thu hút mọi người và tạo ra doanh thu đơn vị cao hơn, trong khi những doanh nghiệp khác cung cấp chất lượng tốt hơn và cần mức giá cao hơn để truyền đạt thông điệp đó. Nhiều doanh nghiệp bán giá rất thấp so với nhiều giá rất cao. Một vấn đề với mức giá thấp thường xuyên là doanh nghiệp của bạn có thể đánh mất khách hàng vì họ cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không tốt do mức giá không phù hợp với nó.
Nếu bạn quyết định sửa đổi giá cả, hãy đảm bảo rằng bạn phản ánh điều đó trong dự báo doanh số bán hàng và trong các thông điệp tiếp thị của bạn. Đồng bộ hóa những gì bạn đang nói với khách hàng và những gì mức giá của bạn nói với khách hàng. Và sau đó, quan trọng nhất là hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp giá trị mà bạn hứa hẹn. Đưa điều đó vào kế hoạch của bạn như một nhiệm vụ trong các sự kiện quan trọng.

4. Mở rộng sang thị trường lân cận

Điều này có nghĩa là bán thứ gì đó mới và khác cho cơ sở khách hàng hiện tại của bạn hoặc bán những gì bạn luôn bán cho các kiểu khách hàng mới. Các lựa chọn này thường là thực tế hơn so với việc cố gắng để phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn mới trong khi cố gắng bán nó cho cơ sở khách hàng khác với những gì bạn đang quen thuộc. Bạn phải nhìn vào doanh nghiệp của mình và suy nghĩ một cách sáng tạo.
Cho dù bạn quyết định làm gì, hãy nhớ thêm nó vào kế hoạch kinh doanh của bạn. Càng nhiều càng tốt, thêm vào đo lường và theo dõi, nhờ đó bạn có thể biết liệu bạn có thực hiện thành công kế hoạch mới hay không. Sau đó hãy theo dõi và đánh giá kết quả thực tế một cách thường xuyên, từ đó bạn có thể thấy những gì đang diễn ra đúng đắn và những gì không phải và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.


Chia sẻ bài viết này