Thương mại điện tử là xu hướng mới đang rất được ưa chuộng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình. Nhưng chính việc vận dụng tràn lan không nghiên cứu kĩ đã khiến nhiều người liên tiếp gặp phải thất bại. Sau đây là một số sai lầm thường gặp bạn có thể tham khảo để tránh mắc phải.
1. Thiết kế website không tốt
Trong thương mại điện tử, website là bộ mặt của doanh nghiệp, nếu website không được thiết kế tốt cũng đồng nghĩa với việc không tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. Giao diện của website phải được thiết kế hài hòa, thuận mắt, các công cụ tích hợp dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó, website cũng phải thể hiện được tính chuyên nghiệp trong cách cung cấp những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm hay các chương trình đang áp dụng. Những cách thức liên lạc, phương thức chăm sóc khách hàng được bố trí phù hợp cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của website đó. Chính sự chuyên nghiệp này sẽ tạo dựng được niềm tin của khách hàng.
2. Dùng sai mục đích của website
Website chỉ là một công cụ của thương mại điện tử, vì vậy nó phải được sử dụng đúng mục đích mới đem lại hiểu quả. Trước khi xây dựng website bạn nên định hình rõ chức năng của website, nó dùng để làm gì để có bố cục hợp lý, các công cụ tích hợp cũng trợ giúp tối đa. Ví dụ như lúc bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, website của bạn phải được thiết kế sao cho thuận tiện trong việc hiển thị sản phẩm, dễ dàng quản lý thêm bớt hay chỉnh sửa thông tin. Đồng thời các công cụ phải hỗ trợ tốt cho khách hàng lựa chọn, đặt mua và thanh toán hàng hóa. Nói chung website muốn tập trung vào mục đích đã đề ra thì khi thiết kế phải đứng trên lập trường của đối tượng để cung cấp các dịch vụ được tốt nhất.
3. Không có được niềm tin của khách hàng
Quy trình mua hàng không thống nhất, rắc rối, thiếu chuyên nghiệp, nên dù khách hàng có ý định mua sản phẩm cũng khó tin tưởng vào chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Để tránh điều này, website của doanh nghiệp phải được thiết kế với quy trình mua hàng đơn giản, tiện dụng. Ngoài ra những điều khoản, chính sách, quyền lợi cũng phải được liệt kê đầy đủ và rõ ràng, để tránh tranh chấp hay phàn nàn của khách hàng.
4. Triển khai marketing website kém
Mỗi ngày có hàng trăm hàng nghìn website được cho ra mắt, nên để website của mình nổi bật, nhiều người biết đến rất khó, chính vì vậy cần tích cực thực hiện các chiến dịch marketing cho website. Marketing cho website có rất nhiều cách, gửi email, đăng banner, viết bài quảng cáo,…Những chiến dịch này phải được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt, như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng ghé thăm website.
5. Chăm sóc khách hàng không tốt
Chẳng riêng gì thương mại điện tử, bất kể kinh doanh dưới hình thức nào đều phải coi khách hàng là thượng đế, dùng tất cả sự nhiệt tình để phục vụ. Do đặc thù riêng của thương mại điện tử, có thể không cần gặp trực tiếp khách hàng nên nhiều người thường qua loa khi trả lời các câu hỏi của họ, chỉ mong bán được hàng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ của khách hàng. Những việc làm này có thể mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho thương hiệu của doanh nghiệp.
6. Sản phẩm không phù hợp
Thị trường rất rộng lớn, sản phẩm là vô vàn và luôn thay đổi, nhưng không phải ai cũng kinh doanh được những mặt hàng giống nhau. Vậy nên trước khi bắt đầu hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra cũng chú ý đến các dịch vụ phụ như vận chuyển, giao hàng,…xem có phù hợp với mô hình kinh doanh của mình hay không.
7. Không có đặc trưng riêng
Thương mại điện tử cũng giống như kinh doanh truyền thống, nếu bạn không có cá tính riêng để tạo nên sự nổi bật của mình bạn sẽ không thu hút được người mua. Nhưng trong môi trường ảo này, tính cạnh tranh lại khốc liệt hơn nhiều, vì chi phí để triển khai thương mại điện tử không cao, bất kỳ ai cũng có thể làm được, thế nên mỗi người phải có cách thức chuyên biệt để vươn lên đứng đầu. Đó có thể là sự khác biệt về giao diện website, khác biệt trong quy trình mua hàng hoặc điểm nổi bật về chăm sóc khách hàng. Có rất nhiều các để doanh nghiệp của bạn gây được sự chú ý, dù tiêu cực hay tích cực cũng hãy nhắm tới cái đích cuối cùng là thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.
8. An toàn, bảo mật kém trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử được triển khai trên môi trường ảo, chính vì vậy việc bị can thiệp với mục đích ăn cắp, phá hoại là rất dễ dàng. Thế nên các doanh nghiệp khi có ý định chuyển sang mô hình này cần phải đầu tư kĩ lưỡng trong đảm bảo an toàn và bảo mật đối với chính mình và cho khách hàng. Bảo mật từ những thông tin khai báo cho đến việc thanh toán. Điều này vừa đảm bảo an toàn và tạo dựng được niềm tin của khách hàng.