Tất tần tật về Facebook Ads (P3)

Với phần 2 của bài viết Tất tần tật về Facebook Ads chúng ta đã cùng tìm hiểu về các phương thức quảng cáo phổ biến trên mạng xã hội lớn nhất rồi. Và tiếp tục trong phần này, tôi sẽ cùng các bạn đi vào những bước cơ bản trong quá trình tạo ra một Facebook Ads.

1. Mục tiêu của bạn là gì?

Để có thể lựa chọn và tạo ra những mẫu quảng cáo hiệu quả cần dựa vào ý muốn cùng những yêu cầu của bạn đối với quảng cáo Facebook đó. Ví dụ, nếu bạn muốn hướng đến mục tiêu “Website Conversions” thì có thể tạo ra quảng cáo khuyến khích mua hoặc thu thập Email đăng ký, còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn tăng thêm lượng Like cho trang Facebook của mình thì có thể tạo quảng cáo Page Like.

Tất nhiên, mỗi chủ doanh nghiệp thương mại điện tử đều muốn đạt đến mục tiêu cuối cùng là điều hướng khách hàng về với website của mình, tuy vậy, không có “một” loại quảng cáo nào có thể đảm bảo chắc chắn điều này. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có tập khách hàng khác nhau, bạn nên tìm hiểu từng loại quảng cáo, đánh giá khách quan và theo dõi xem đối thủ của mình đang chạy Facebook Ads như thế nào để tìm ra phương thức phù hợp.

2. Bạn muốn hướng đến người dùng Facebook nào?

Có rất nhiều tuỳ chọn để bạn định hướng người dùng

Facebook có một loạt các lựa chọn khi nói đến việc định hướng đối tượng mục tiêu. Hầu hết các phương án đều cung cấp tuỳ chọn chi tiết, tôi khuyên bạn nên quan sát xung quanh với mỗi tuỳ chọn để nhận diện những gì có sẵn trong việc xác định khách hàng mục tiêu. Trên Facebook, bạn có thể định hướng khách hàng dựa trên: Vị trí, tuổi, công việc, trình độ học vấn, ngôn ngữ,…

Đối với những quảng cáo nâng cao, bạn có thể dựa vào chức năng “Custom audiences” – tuỳ chỉnh khách hàng – để thiết kế. Sử dụng danh sách Email hay những đặc điểm nhỏ cho phép bạn định hướng tốt hơn, thậm chí loại bỏ một số đối tượng cụ thể trong quảng cáo của mình.

Social Media Examiner gợi ý nên tạo ra các mẫu quảng cáo riêng cho mỗi chủ đề khác nhau. Vì vậy, thay vì hướng đến 4 mục tiêu cùng lúc bạn có thể làm 4 quảng cáo riêng biệt để nâng cao hiệu suất chiến dịch, bằng cách này bạn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn. 

3. Tạo ra quảng cáo đầu tiên của bạn

Có ba cách khác nhau để tạo nên quảng cáo Facebook: ngay trên Fanpage của bạn, sử dụng Ads Manager hoặc Power Editor.

Bạn có thể tạo quảng cáo trên Fanpage của mình

Với Fanpage của mình bạn có thể chọn cách thúc đẩy bài viết đã đăng tiếp cận với nhiều người hơn (cả người đã thích và chưa thích trang) hoặc tìm cách tăng Like thông qua Facebook Ads

Hoặc sử dụng Ads Manager

Cách thứ hai là sử dụng Ads Manager để tạo ra các mẫu quảng cáo, đây là phương pháp mà những người mới bắt đầu thường dùng. So với Power Editor, cách làm này thường dễ thực hiện hơn nhờ có một quy trình tuần tự và bạn chỉ cần làm theo là được.

Mặc dù phức tạp nhưng Editor Power có nhiều tuỳ chọn hơn

Cuối cùng là Editor Power, tuy rắc rối hơn một chút nhưng chúng tôi lại khuyên bạn nên dùng vì nó có nhiều tính năng tuỳ chỉnh. Học cách sử dụng công cụ này để tạo quảng cáo sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chia quảng cáo để kiểm tra, tạo nhiều quảng cáo, định hướng đối tượng cho từng quảng cáo hay tính toán chi phí. Các kết quả phân tích trả về Power Editor cũng sớm hơn so với Ads Manager.

Khi bạn tạo ra quảng cáo bất kỳ thì nó sẽ được phân vào một trong 3 nhóm: Campaigns, Ad Sets và Ads. Campaigns (chiến dịch) là nhóm tổng thể cho quảng cáo của bạn, trong đó chứa các phân nhóm khác gọi là Ad Sets (Bộ quảng cáo). Mỗi Set Ad có thể chứa nhiều quảng cáo (Ads) khác nhau.

Mỗi nhóm và phân nhóm cho phép bạn thiết lập và thay đổi các chi tiết khác nhau của chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, việc thay đổi mục tiêu của chiến sẽ làm thay đổi tất cả các quảng cáo sẵn có. Tương tự, thay đổi ngân sách của một Set Ad sẽ thay đổi ngân sách của tất cả các quảng cáo trong Set Ad đó.

Để tạo ra quảng cáo một cách đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể chọn cách quảng cáo bài đăng trong Fanpage của mình (Page Post Ads) bằng cách đặt mã theo dõi điểm ảnh trên trang thanh toán để xác định tỉ lệ chuyển đổi website (Website Conversions). Page Post Ads không yêu cầu quá nhiều thiết lập như Mutil-Product và cũng không mất nhiều thời gian như Page Post Video Ads. Tất nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn những hình thức khác nhưng quảng cáo bài đăng của Fanpage trên New Feed người dùng sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

Khi xác định đối tượng mục tiêu, theo Kissmetrics thì quảng cáo Facebook cho khả năng chuyển đổi tương tác tốt hơn nhiều. Ví dụ danh sách Email bạn thu thập được thông qua điều tra người dùng Facebook sẽ mang đến hiệu quả cao hơn danh sách bạn mua ngoài, vì danh sách này tập trung những khách hàng mà bạn đang hướng tới. Bạn có thể tận dụng các địa chỉ Email này để xây dựng mối quan hệ với người dùng, phục vụ việc bán hàng tốt hơn. Điều đó có nghĩa là bạn nên xem xét các loại quảng cáo khác ngoài việc chỉ bán hàng trực tiếp trên Facebook.

4. Phê duyệt và nguyên tắc quảng cáo

Trước khi gửi quảng cáo của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm đúng hướng dẫn của Facebook để đảm bảo nó không vi phạm bất cứ quy định nào, như vậy quá trình phê duyệt mới diễn ra suôn sẻ nhất có thể.

Một yếu tố đánh giá quan trọng là số lượng văn bản bạn đặt trên các khung quảng cáo của bạn, Facebook chỉ cho phép nó chiếm 20% mà thôi. Bạn có thể sử dụng các công cụ của Facebook để đo lường để đảm bảo chính xác.

Sau khi bạn gửi quảng cáo, Facebook sẽ bắt đầu quá trình phê duyệt, thông thường thì rất nhanh chóng thôi, chỉ từ vài phút đến vài giờ. Nếu đó là quảng cáo đầu tiên mà bạn làm thì có thể mất thời gian lâu hơn một chút. Sau khi đã phê duyệt xong, Facebook sẽ gửi một Email thông báo cho bạn. Còn nếu gặp phải trục trặc bạn có thể liên hệ với hỗ trợ của Facebook để đưa ra ý kiến phản hồi.

5. Chức năng báo cáo kết quả chạy quảng cáo

Khi quảng cáo của bạn được chấp thuận và bắt đầu chạy thì việc tiếp theo là hãy theo dõi các kết quả của nó để điều chỉnh kịp thời. Hãy sử dụng Ads Manager để có được một bản báo cáo chi tiết hơn cho từng chiến dịch.

Dùng Ads Manager để theo dõi hiệu quả của quảng cáo

Một số số liệu quan trọng để theo dõi và so sánh hiệu quả quảng cáo là:

Chuyển đổi: Có bao nhiều người dùng thực hiện các hành động mà bạn mong muốn

Tiếp cận: Có bao nhiều người dùng đã thấy quảng cáo của bạn.

Chi phí: Thường được đo bằng chi phí cho mỗi hành động của người dùng.

Tần số: Số lần trung bình quảng cáo của bạn được hiển thị cho người dùng

CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, càng cao thì càng tốt.

Bạn cũng có thể chỉnh sửa trong trình Ads Manager để tạm dừng hoặc xoá bất kỳ quảng cáo nào.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Facebook Ad thông qua bài viết này. Nếu bạn muốn phát triển việc kinh doanh online của mình thì đây là một công cụ rất tuyệt vời để làm điều đó!

Thep shopify.com

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

9 sai lầm sơ đẳng khi thiết kế Facebook Ads (P1)

Tất tần tật về Facebook Ads (P1)

Tất tần tật về Facebook Ads (P2)


Chia sẻ bài viết này