Như vậy qua phần 1 của bài viết Tất tần tật về Facebook Ads chúng ta đã có được cái nhìn tổng quan về công cụ quảng cáo trực tuyến này, những lợi ích và lý do mà doanh nghiệp thương mại điện tử nên áp dụng. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về các loại quảng cáo Facebook trong phần 2 này.
1. Page Post Ads (quảng cáo bài đăng của Page)
Quảng cáo bài đăng trên Fanpage
Để làm được quảng cáo này bạn phải lập một Fanpage riêng. Về cơ bản, cách làm này nghĩa là bạn dùng các bài đăng trên Fanpage của mình để quảng cáo, nếu người dùng chưa phải là fan (chưa like) thì họ có thể like trực tiếp Fanpage ngay tại mẩu quảng cáo này khi thấy nó.
2. Multi-product/Carousel Ads
Quảng cáo nhiều sản phẩm cùng lúc
Đây là một dạng quảng cáo khá phổ biến trên Facebook, cho phép bạn đăng nhiều sản phẩm cùng lúc. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn muốn hiện thị cả một danh mục hoặc nhiều hình thức khác nhau của sản phẩm.
3. Page Post Video Ads
Quảng cáo video trên Facebook
Video quảng cáo này được tự động cài đặt chế độ “Tắt âm” cho đến khi người dùng Facebook click vào video để bật lên.
Với mỗi loại quảng cáo ở trên bạn có thể chọn một hoặc toàn bộ, tuỳ vào khả năng chi trả và chiến dịch của bạn. Đây là những gì mà Facebook đang cố gắng tối ưu hoá quảng cáo bằng cách hiện thị tới càng nhiều người càng tốt, kích thích tương tác, giúp bạn đạt được hiệu quả mong muốn. Tại thời điểm tôi viết bài này, có 11 mục tiêu quảng cáo Facebook khác nhau mà bạn nên hướng đến. Mặc dù chưa chắc bạn đã sử dụng hết chúng cho việc kinh doanh thương mại điện tử của mình, nhưng hãy tìm hiểu để lựa chọn thứ phù hợp.
– Click to Website: Trả tiền mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo và ghé thăm website của bạn.
– Website Conversions – Chuyển đổi trang web: Là một hình thức trả phí cho mỗi chuyển đổi trên website của bạn. Nguyên lý của cách làm này là việc theo dõi “conversion pixel” – điểm ảnh chuyển đổi – bằng một mã được gắn vào trang web của bạn, khi người dùng chuyển đến trang Đặt hàng hay Cảm ơn thì được tính là một lần chuyển đổi trong Facebook Ads.
– Page Post Engagement: Trả tiền khi bài viết của bạn được Like, Comments hay Share.
– Page like: Trả tiền để tăng số lượng Likes trang của bạn.
– App Install: Trả tiền mỗi khi ứng dụng của bạn được cài đặt trên máy tính hoặc thiết bị di động.
– App Engagement: Trả tiền khi có người dùng tương tác với một phần cụ thể trong ứng dụng của bạn.
– Offer Claims: Trả tiền để thúc đẩy giảm giá cho cửa hàng bạn.
– Local Awareness: Trả tiền để hiển thị quảng cáo đến những người gần bạn.
– Event Responses: Trả tiền để tổ chức một sự kiện trên Facebook.
– Video Views: Trả tiền để tăng lượt xem trên video.
– Dynamic Product Ads: Trả tiền để quảng bá các sản phẩm liên quan đến người sử dụng đã từng ghé qua website của bạn.
Bất kể mục tiêu quảng cáo của bạn là gì thì bạn vẫn phải trả tiền cho mỗi Like, Comment, Share hay các tương tác khá từ người dùng. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, tuỳ thuộc vào mục tiêu mà bạn hướng đến, Facebook sẽ tối ưu hoá quảng cáo để nó có thể hiện thị đến càng nhiều người càng tốt và kích thích họ tương tác.
(Còn tiếp…)
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Cách chạy facebook ads hoàn toàn miễn phí cho kinh doanh (p1)
Tất tần tật về Facebook Ads (P1)
Tất tần tật về Facebook Ads (P3)