Kinh doanh online không phải ngẫu nhiên tồn tại và phát triển mạnh như hiện nay. Đối với những người kinh doanh, internet là một công cụ vô cùng hữu ích giúp họ vươn xa tầm bao phủ của thương hiệu, làm được những điều kinh doanh truyền thống khó lòng thay thế. Tuy nhiên, trong kinh doanh online, mọi giao dịch đều dựa vào sự “ảo diệu” giữa mạng và thực tế nên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Bên cạnh việc luôn phải tỉnh táo trước những chiêu trò lừa đảo tinh vi của khách mua hàng online, các chủ shop online cũng gặp phải những “tai nạn” khó lường mà hầu hết bất cứ ai cũng đã từng gặp 1 lần mà không biết kêu ai.
1. Bị “thượng đế” bỏ bom
Đây là 1 “tai nạn” rất phổ biến của các shop bán hàng online. Khác với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, khách mua hàng là “tiền trao cháo múc”, ăn chắc tiền trong tay, nếu có thay đổi cũng chỉ đổi hàng này sang hàng khác, với bán hàng online, giao dịch đều phải thực hiện qua mạng hoặc điện thoại nên khách hàng hoàn toàn có thể thay đổi ý định mà không cần báo trước. Điều này khiến nhiều chủ shop phải “xì khói” khi khách hàng đặt hàng rồi mà lại hủy, thậm chí giao hàng tận nhà nhưng cuối cùng vẫn không lấy.
Việc bị khách hàng “bỏ bom”, đặt hàng rồi sau đó hủy là chuyện bình thường ở chợ huyện. Bạn Trang Linh, cô chủ của Bibo Shop chia sẻ “Vì một lý do nào đó mà khách hàng hủy đơn hàng mà báo trước thì không sao. Đằng này, nhiều khách hàng lại mất tăm khi mình giao hàng tận nhà, gọi điện không liên lạc được, lấy nữa hay không cũng không biết.” Đành rằng buôn bán phải phục vụ với phương châm khách hàng là thượng đế. Nhưng bất cứ ai trong trường hợp này đều sẽ bức xúc khi cảm thấy mình không được tôn trọng và công sức của mình đang bị đổ xuống sông xuống biển.
“Tai nạn” này còn nguy hiểm hơn đối với các shop bán hàng order. Vốn dĩ chủ shop chọn bán hàng order khi không có nhiều vốn và hạn chế rủi ro tồn kho. Nên nếu gặp phải những vị “thượng đế vui tính” như vậy thì sẽ cực kì khó khăn. Bên cạnh những sản phẩm dễ tiêu thụ, nhiều shop bán hàng order lại đi theo những kiểu độc – lạ mà khá kén người mua nên đã lấy về, để bán lại nó cũng không phải là điều dễ dàng.
Trước đây, các chủ shop nhận order đều không mấy khi bắt buộc khách phải đặt cọc tiền vì họ cũng hiểu được nỗi băn khoăn mỗi khi đặt hàng của khách và muốn tạo điện kiện nhất cho họ mua hàng. Tuy nhiên, xảy ra không ít vụ khách order nhưng khi hàng về lại không lấy với đủ các lý do nên để bảo vệ lợi ích của mình, các chủ shop đành phải đưa ra yêu cầu đặt cọc hoặc thanh toán trước khi nhận hàng. Ấy vậy mà, nhiều khách hàng không thấu hiểu và đánh đồng những shop order thu tiền trước dễ là mấy shop lừa đảo.
Xem thêm:
7 thói quen thường ngày của một người bán hàng thành công
5 sai lầm cần tránh để trở thành một doanh nhân thành đạt
báo giá thiết kế website bán hàng
2. “Chiều khách quá có khi làm khách sinh hư”
“Chiều khách quá có khi làm khách sinh hư” – Bạn Hồng, chủ 1 shop thời trang và phụ kiện online chia sẻ. Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng chọn lựa sản phẩm ưng ý, Hồng thường hay chiều ý khách mang theo vài sản phẩm khi đi giao hàng để khách chọn. Đến nơi thì khách thử hết cái này đến cái kia và cuối cùng chốt lại một câu “chị không thích cái nào cả” và cô bé lại lóc cóc mang hàng về. Đã phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ để khách thử rồi hỏi han ý kiến của mọi người trong cơ quan mà lại vẫn không bán được hàng. Một người chiều khách như Hồng còn không chịu nổi huống chi những người khác. Kể từ lần bị bỏ bom đó, Hồng luôn nhấn mạnh một điều mỗi khi đăng sản phẩm lên Facebook là “chỉ chấp nhận ship hàng khi khách quyết định mua, không ship để thử”.
Đấy là còn chưa kể đến những nỗi “bực dọc” mỗi khi gặp phải những khách hàng thích mặc cả, muốn tặng thêm hoặc “ỉ ôi” đòi free ship. Sau rất nhiều câu giải thích rằng chương trình free ship chỉ áp dụng cho những dịp khuyến mại mà vẫn không thắng được sự “mè nheo” của khách hàng, bạn Trường, bán thực phẩm online đành phải free ship mặc dù đơn hàng chỉ là 2 lạng ruốc cá. Lần sau khách đặt hàng tương tự lại diễn “kịch bản cũ” khiến Trường rất khó xử và mất thêm rất nhiều thời gian để giải thích.
3. Chịu những trận “khủng bố”
Xác định bán hàng trên mạng là các chủ shop sẽ phải công khai toàn bộ liên hệ từ họ tên, địa chỉ cho tới số điện thoại. Vì thế, nhiều lúc nửa đêm mà vẫn bị làm phiền bởi những số điện thoại rất “ơ kìa”. Bạn Thu Hiền, chủ shop mỹ phẩm bán online trên Facebook, Instagram và Zalo chia sẻ đã từng bị rất nhiều số điện thoại lạ nháy máy, thậm chí nhắn tin với những lời lẽ không đứng đắn.
Thậm chí, đã có lần Hiền phát hiện số điện thoại của mình bị chơi đểu, tung lên mấy trang web đen, cũng không rõ là đối thủ, bạn bè hay người nào đó vui tính làm điều này. Những vấn đề này thường rất khó để giải quyết vì đã bán hàng trên mạng là bắt buộc phải công khai số điện thoại cá nhân để khách hàng tiện liên hệ mỗi khi thắc mắc hoặc đặt hàng, cũng không thể thay đổi số liên lạc được. “Giải pháp tốt nhất là khi đi ngủ tắt điện thoại để tránh bị người khác làm phiền”- Hiền chia sẻ thêm.
Đằng sau những cố gắng để làm hài lòng khách hàng, những chủ shop online cũng phải trải qua những “tai nạn nghề nghiệp” khó đỡ. Trong bài viết trước, Kinh Doanh Việt đã nói đến việc một số shop bị khách hàng lừa đảo với những chiêu trò tinh vi, bài viết này muốn nói lên 1 tiếng nói chung để mọi người cảm thông cho họ và hãy hành xử đúng như 1 vị thượng đế thực sự.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.