Có câu “ Tiền nào của nấy” câu nói này không hoàn toàn đúng trong ngành phần mềm ở Việt Nam. Bỏ một số tiền lớn mua phần mềm thật tốt nhưng lại không phù hợp với bạn lúc ây đắt chưa chắc đã tốt.
Phần mềm cũng như bất kỳ các sản phẩm nào có trên thị trường đều có sự khác nhau dẫn đến việc khác nhau về giá cả. Chúng khác nhau bởi vì cái gì vậy?
– Có thể là khác nhau về nguồn gốc, xuất xứ (sản xuất ở Việt nam, ở Trung quốc, ở Ấn độ, ở Châu Âu, ở Mỹ,….)
– Có thể là khác nhau về đối tượng sử dụng, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau sẽ dẫn tới độ lớn, tính cá biệt về nhu cầu của phần mềm là khác nhau, nhu cầu quản trị của mỗi đối tượng cũng khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí phân loại đối tượng sử dụng:
- Loại hình kinh doanh: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, nhà hàng, siêu thị, công ty xây dựng,…
- Loại hình doanh nghiệp: cơ quan nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH, cá nhân kinh doanh, v.v…
- Mô hình tổ chức: Đơn vị độc lập, công ty mẹ con, tập đoàn đa quốc gia, chuỗi siêu thị, cửa hàng, v.v…
– Có thể là khác nhau về độ chuyên sâu của nghiệp vụ (một sản phẩm “thực tập” của sinh viên mới ra trường hay của một cá nhân khác với một sản phẩm cùng tên của một công ty có bề dày kinh nghiệm với nhiều chuyên gia làm). Một sản phẩm chỉ đáp ứng được nghiệp vụ cơ bản thì phải khác với một sản phẩm không chỉ đáp ứng các nghiệp vụ cơ bản mà nó còn có tính mở, tính quản trị cao.
– Có thể là khác nhau về chất lượng của sản phẩm
– Có thể là khác nhau về tính chuyên nghiệp của sản phẩm (làm phần mềm hay sản xuất ô tô cũng phải có quy trình riêng của nó)
– Có thể là khác nhau về sự đầu tư (chi phí) để có được SP đó (ví dụ cá nhân phát triển thì phải khác công ty, tập đoàn phát triển)
– Có thể là khác nhau về quy trình sản xuất phần mềm (quy trình sản xuất Sữa Ông thọ chắc chắn là khác quy trình sản xuất Sữa cô gái Hà lan rồi)
– Có thể là khác nhau về dịch vụ đi kèm (ví dụ: dịch vụ hỗ trợ 24/7 phải khác với dịch vụ hỗ trợ parttime, hoặc nội dung của triển khai, của công việc duy trì bảo dưỡng phần mềm,v.v… là khác nhau)
– Có thể là v.v… nhiều lắm các bạn ạ. Có vô vàn lý do khác nhau để tạo nên sự khác nhau (chủ yếu phân tích về chi phí và lợi ích) về sản phẩm và dịch vụ.
– Có thể do định giá của các CEO nhiều CEO định giá phần mềm của mình cao hơn so với sản phẩm của họ cũng như đi chợ vậy một hàng rau chỗ bán 3000 đồng chỗ bán 5000 đồng. Đừng nhìn giá cả mà vội đánh giá chất lượng các phần mềm.
Lựa chọn phần mềm không thể nhìn giá cả vì đôi khi một phân mềm đắt, phức tạp chưa chắc đã phù hợp với bạn. Ví dụ về phần mềm quản lý bán hàng cũng vậy, bạn có một cửa hàng nhỏ, nghiệp đơn giản mà bạn lại chọn một phần mềm giá cao với tâm lý “tiền nào của nấy” nhưng phần mềm ấy lại rất phức tạp, nhiều nghiệp vụ, khó sử dụng, mất thời gian tìm hiểu cửa hàng nhỏ của bạn không sử dụng hết những tính năng của nó điều đó rất phí phạm hãy lựa chọn phần mềm phù hợp với mình, giá cả không thể đánh giá được chất lượng hay nói lên bất cứ điều gì về sản phẩm phần mềm này. Vì vậy đừng chọn cái tốt nhất hãy chọn cái phù hợp nhất.
Giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp với 7 cách đơn giản nhất
Lựa chọn phần mềm bán hàng hay máy tính tiền?(P2)
Lựa chọn phần mềm bán hàng hay máy tính tiền? (P1)