Phân biệt quần áo Made in Việt Nam và hàng nhái

Vài năm trở lại đây, hàng loạt thông tin về sản phẩm Trung Quốc có chứa các chất gây hại đến sức khỏe con người cùng những mâu thuẫn nhạy cảm trong quan hệ Việt – Trung, người tiêu dùng Việt Nam đang dần tẩy chay một số mặt hàng Trung Quốc, thay vào đó là hưởng ứng các phong trào Người Việt dùng hàng Việt, và các mặt hàng thời trang Made in Việt Nam dần được lên ngôi. Dạo quanh Thành phố Hà Nội, đặc biệt là trên các con đường Tôn Đức Thắng, Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Chùa Bộc, Thái Hà các bạn có thể bắt gặp nhan nhản các cửa hàng Made in Việt Nam. Ngoài những thương hiệu trong nước như May10, Việt Tiến, Nhà Bè,… còn có các loại mặt hàng Việt Nam xuất khẩu với các thương hiệu nổi tiếng nhu Zaza, Mango, H&M, D&G, Levis,…

Quần áo Made in Việt Nam, phân biệt hàng Made in Việt Nam

Các sản phẩm thời trang Made in Việt Nam đã có 1 sự “lột xác” từ chất lượng cho tới giá cả vô cùng hợp lý nên ngày càng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng hơn. Lợi dụng niềm tin của khách hàng, có không ít các cửa hàng đã nghĩ ra đủ chiêu trò “treo đầu dê, bán thịt chó”, hàng đến tay người tiêu dùng mang nhãn mác “Made in Việt Nam” nhưng thực chất là xuất xứ từ Trung Quốc hoặc tự ý thuê gia công ăn theo mẫu sẵn có.

Chiêu trò “treo đầu dê, bán thịt chó”

Được biết, tại Hàng Bồ hay Cổ Nhuế, các chủ shop có thể đặt tất cả các loại nhãn mác, không hạn chế số lượng với giá thành rất rẻ từ 200-500đ/chiếc, chỉ sau 3-5 ngày. Sau đó cắt và thay nhãn mác, trà trộn hàng Trung Quốc và quảng cáo đây là hàng Made in Việt Nam 100%, bán giá cực kì ưu đãi. Không chỉ “phù phép” từ các sản phẩm Trung Quốc, nhiều cửa hàng còn mua vải, đặt hàng ngay từ những cơ sở sản xuất nhỏ với số lượng lớn ăn theo mẫu mã của những nhãn hiệu nổi tiếng và lại gắn chồng chất các nhãn mác “xịn”. Khi bị khách hàng “soi” những lỗi về không có mác hoặc cắt mác thì các chủ shop lại “hát hay” đó là những hàng xuất xịn, phải cắt mác mới có thể chuyển ra ngoài được. Nếu các bạn để ý, sẽ thấy rất nhiều nhãn mác của các hãng nổi tiếng đều có thể bị thay đổi chất lượng từ việc làm giả mác đại trà như: Zaza, Mango, H&M, Bebe, Chanel,… Từ đó các chủ cửa hàng sẽ ăn lãi được gấp 2-3 lần so với giá gốc họ bỏ ra.

Quần áo Made in Việt Nam, phân biệt hàng Made in Việt Nam

Thực tế, không ít khách hàng đã phải choáng váng khi phát hiện cùng 1 sản phẩm, y chang về chất liệu, nhãn mác có giá rẻ bất ngờ ở các khu chợ tạp nham so với giá cao hơn rất nhiều mà mình đã mua trong cửa hàng Made in Việt Nam. Một cái áo len được bán trong cửa hàng Made in Việt Nam với giá 250.000đ có thể bạn sẽ bắt gặp đâu đó trong chợ Nhà Xanh, chợ Sinh viên với giá rẻ bằng 1 nửa. Với tình trạng một số cửa hàng “treo đầu dê, bán thịt chó” làm con sâu bỏ rầu nồi canh như vậy, thử hỏi có gì chắc chắn được trong thời gian tới, người tiêu dùng sẽ không quay lưng lại với Made in Việt Nam?

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Công ty thiết kế web uy tín

Phân biệt hàng Made in Việt Nam – hàng nhái

Một cách tra cứu chuẩn xác nhất để người tiêu dùng có thể phân biệt được hàng thật – hàng nhái đó là kiểm tra mã code của sản phẩm. Thường thì với mỗi dòng sản phẩm, đặc biệt hàng Việt Nam xuất khẩu, bên trong nhãn mác đều có mã code riêng. Bạn có thể tra trên Google để biết được có hay không, chỉ trừ một vài trường hợp sản phẩm chưa kịp được đưa lên Website.

Quần áo Made in Vietnam, phân biệt hàng Made in Việt Nam

Những sản phẩm thường, không có code, dựa vào quan sát và cảm tính, bạn cũng có thể phân biệt được đâu là hàng thật, hàng nhái qua các đặc điểm dễ nhận thấy như: nhãn mác, chất liệu, đường may, mẫu mã. Hàng Made in Việt Nam, đặc biệt là hàng Việt Nam xuất khẩu thường có chất liệu tốt, dày dặn, không bai, không phai màu, đường may nhìn chắc chắn, dây kéo, khóa sắc sảo, không rỉ sét và sẽ có cúc phụ đi kèm để thay thế khi bị hỏng. Còn những hàng xuất sứ từ Trung Quốc hoặc gia công lại chất lượng kém hơn rất nhiều về cả chất liệu lẫn đường may. Nhãn mác được đặt đại trà nên thường sẽ mờ, không sắc nét, được đóng thô sơ hoặc không tương đồng giữa các mác trong cùng 1 sản phẩm. Nếu nhãn hiệu được in trên vải, bạn có thể kéo thử nếu giãn ra và trở lại tình trạng ban đầu thì đó là hàng xịn, còn nếu các đường vải bị giãn, vỡ rạn chắc chắn là hàng nhái. Không những thế, đường may của hàng nhái rất ẩu, lỏng lẻo, cảm giác dễ bị bục chỉ. Đặc biệt, không phải hãng nào cũng đặt may gia công tại Việt Nam, ví dụ như nếu bạn bắt gặp hàng Made in Việt Nam có mác của Versace (Ý), Burberry (Anh) thì chắc chắn đây chính là chiêu thức gắn mác trá hình đánh lừa khách hàng.

Có 1 lưu ý đó là hàng nhái thường có mẫu mã đa dạng hơn nhưng dễ bị lỗi mốt, chất liệu vải thô ráp bởi bị pha nilon nhiều, không được trơn, mát như hàng Việt Nam xịn.

Khuyến cáo khi lựa chọn cửa hàng Made in Việt Nam

Bởi những chiêu trò lừa đảo khách hàng của 1 bộ phận cửa hàng Made in Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam cần chú ý khi lựa chọn cửa hàng để gửi gắm niềm tin. Mọi người nên tìm đến những cửa hàng uy tín, quy mô lớn, có lịch sử lâu dài. Các thương hiệu Made in Việt Nam thường có hệ thống, chuỗi các cửa hàng có công khai đại lý trên website ví dụ như Viet Brothers, M2, May Việt,…. Bạn nên tìm đến các địa chỉ này sẽ mua được hàng chuẩn hơn. Qua quá trình vừa tìm hiểu, mua và thử nghiệm để có thể dừng chân tại 1 cửa hàng bạn cho là có những sản phẩm tốt. Mua tại cửa hàng quen thuộc cũng là 1 cách để tránh được phần nào những rủi ro mua phải hàng nhái.

Xem thêm:

 Bảng giá website bán hàng

Công ty thiết kế web uy tín


Chia sẻ bài viết này