Start-up công nghệ điêu đứng vì Bộ Luật Hình Sự 2015

Bằng giờ này 2 tuần sau, tức ngày 1/7/2016, Bộ Luật Hình Sự sửa đổi năm 2015 chính thức có hiệu lực. Trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vui mừng vì tội danh “Kinh doanh trái phép” đã được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển dễ dàng hơn thì điều 292 về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông lại khiến không ít start-up công nghệ “hốt hoảng”.

  1. Hình sự hóa hành vi cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính

Không phải lần đầu tiên Chính phủ đưa ra những điều luật về việc cung cấp dịch vụ mạng máy tính, mạng viễn thông, tuy nhiên theo Nghị định trước đây thì các hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính mà thôi. Sang đến bộ luật mới được sửa đổi, các hành vi cung cấp dịch vụ trái phép sẽ bị hình sự hóa, người vi phạm có khả năng phải ngồi tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy tội trạng.

Dưới đây là các điều luật cụ thể:

Thực tế là đa phần các start-up hiện nay tại Việt Nam đang chọn công nghệ để khởi nghiệp, vì chi phí ban đầu thấp, dễ thu hồi vốn. Nhưng khi Bộ Luật Hình Sự 2015 chính thức có hiệu lực thì cơn ác mộng của họ cũng bắt đầu, tất cả các dịch vụ trên mạng nếu không đăng ký sẽ bị phạt, nhẹ thì mất tiền, nặng thì ngồi tù.

  1. Tranh cãi và hiểu đúng về Bộ luật hình sự 2015

Ngay khi Bộ Luật Hình Sự 2015 được công bố, rất nhiều tranh cãi đã nổ ra, một số người cho rằng đây là “bước đi lùi của nước Việt Nam”, rằng như vậy “không khác gì việc chúng ta đang bênh vực cho những kẻ đã giàu có và phát triển sẵn, nhưng lại đì đọt và chèn ép những người yếu thế và cần phát triển” (tiến sĩ luật Trần Đức Hoàng chia sẻ trên Facebook cá nhân). Tuy nhiên, vẫn có không ít người nhận định “Điều Luật này để đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích xã hội nên xử lý hình sự là phù hợp và đúng đắn” (luật sư Lê Thiệp phát biểu).

Ngoài ra, bộ luật này còn làm nhiều người nhớ tới Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird cùng câu chuyện trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Đã có thời điểm Nguyễn Hà Đông kiếm được tới 50.000USD/ngày chỉ nhờ vào trò chơi đơn giản này. Và họ cho rằng sau 2 tuần nữa mà Hà Đông vẫn chưa đăng ký cung cấp dịch vụ thì sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.

Nhưng một số người khác lại không nghĩ vậy, họ phân tích điều luật 292 và chỉ ra đối tượng vi phạm là “người cung cấp dịch vụ”, chứ không phải người sáng tạo, lập trình ra ứng dụng đó. Như vậy, Nguyễn Hà Đông không kinh doanh nên không cần đăng ký, “đơn vị sử dụng các úng dụng này vào mục đích kinh doanh mới phải xin phép thôi” (ý kiến của luật sư Thiệp).

Những phân tích trên cũng rất hợp lý, Nhà nước vốn không hạn chế sự sáng tạo, mà chỉ đưa ra quy định để giám sát người sử dụng sáng tạo để vụ lợi mà thôi. Khi hiểu đúng bộ luật chúng ta sẽ biết được dụng ý cốt lõi khi Chính phủ ban hành.

Dù sao thì luật cũng đã công bố, thời hạn chỉ còn 2 tuần nữa, nếu doanh nghiệp start-up nào chưa đăng ký thì tốt nhất hãy tìm hiểu thủ tục để hoàn tất hồ sơ dần là vừa!

>>Kinh doanh trên website: Tiềm năng lớn vẫn chưa được khai phá hết!


Chia sẻ bài viết này