Gần đây, các bạn trẻ rộ nhau mốt thanh lý đồ cũ trên chợ mạng. Thay vì bỏ xó hay mang đến các cửa hàng ký gửi, họ lại chụp ảnh rồi đăng lên mạng rao bán với giá rất rẻ, phụ thuộc vào chất lượng, mẫu mã và độ mới của sản phẩm.
Đồ cũ thanh lý online hút khách
Không chỉ có quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, các đồ gia dụng, điện tử đã qua sử dụng như bàn ghế, bếp ga, tủ lạnh, tivi, điện thoại… cũng được đưa lên mạng để người bán đẩy đi, người cần tìm đến một cách dễ dàng.
Rộ mốt thanh lý đồ cũ giá rẻ trên chợ mạng – cạm bẫy khó lường?
Bạn Hoa vừa mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, do xin được việc ở quê nên có nhu cầu thanh lý lại toàn bộ các món đồ tại phòng trọ như bàn học, bếp ga, tủ, kệ sách, tủ lạnh, thậm chí tính đến những thứ nhỏ nhặt hơn như bát đũa, cốc, thau chậu, rổ rá… Hoa cho hay những sản phẩm bạn đăng bán đều vẫn còn sử dụng tốt, nhưng về quê không có nhu cầu dùng tới đành phải thanh lý với giá rẻ 1 nửa hoặc thậm chí là 1/4. Chỉ trong 3 ngày, hầu hết mọi thứ đã được thanh lý nhanh gọn, các bạn mua hàng chủ yếu đến trực tiếp xem hàng và lấy luôn.
Rao bán trên mạng hoàn toàn miễn phí, lại có thể tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng để nhanh chóng đẩy được những đồ cần thanh lý. Chính điều này đã tạo nên những làn sóng kéo đồ cũ “lên sàn” trên các mạng xã hội hay diễn đàn. Chỉ cần tìm từ khóa dọn nhà đỡ chật, Google sẽ trả về hàng trăm nghìn kết quả chỉ trong vòng 1 nốt nhạc.
Rộ mốt thanh lý đồ cũ giá rẻ trên chợ mạng – cạm bẫy khó lường?
Chỉ riêng trên Facebook, không chỉ rao bán trên trang cá nhân, hàng loạt các nhóm kiểu như Dọn nhà cho đỡ chật, Chợ đồ cũ, Nhóm mua bán đồ cũ thanh lý… được lập ra nhằm mục đích chính rao vặt, thanh lý đồ mới nhưng không dùng hoặc đồ đã qua sử dụng với hàng nghìn người tham gia. Tại đây, người mua háo hức vì tìm được những món đồ “ngon-bổ-rẻ”, người bán nhẹ lòng vì thu được chút phí bồi hoàn cho những sản phẩm không dùng nữa, tránh lãng phí.
Rộ mốt thanh lý đồ cũ giá rẻ trên chợ mạng – cạm bẫy khó lường?
Để thuyết phục nhiều người mua, người bán cũng đưa ra đủ các nguyên nhân như dọn nhà, chuyển nhà, bầu bí hay cân nặng tăng nên không còn mặc vừa, muốn “đổi đời” công nghệ… Kèm theo đó là hình ảnh, mô tả chất lượng, tình trạng, giá cả của sản phẩm và địa chỉ liên hệ.
Thúy Hạnh, một thành viên tích cực của nhóm Dọn nhà cho đỡ chật Hà Nội chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần dọn tủ đều bỏ đi hoặc làm giẻ lau nhà rất lãng phí nhưng bây giờ tham gia mấy nhóm thanh lý đồ cũ này tiện hơn hắn. Mình thường hay bán đồ đồng giá, có những sản phẩm bán giá rẻ có thể coi là cho không. Nhưng ít ra mình cũng thấy vui vì không để lãng phí những món đồ một thời đã gắn bó. Thỉnh thoảng với những áo, váy vẫn mới nhưng không thích mặc nữa mình vẫn bán được giá khá cao khoảng 80-90% giá ban đầu”.
Bên cạnh việc thanh lý, nhiều bạn còn đăng ảnh sản phẩm ngỏ ý muốn đổi đồ. Với phương châm cũ người mới ta, ý tưởng này được nhiều bạn hưởng ứng và cũng trở thành quen thuộc trong các group Facebook.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
Các shop bán quần áo thời trang cũng “ăn theo” các nhóm này để bán được nhiều hàng hơn. Trong đó, giá cả cũng được định mức cạnh tranh hơn kèm theo các caption hấp dẫn như “thanh lí giá rẻ, hàng mới 100%”, “xả hàng tất tần tật”, “bán hạ giá đồ new”, “còn 1 chiếc, thanh lí nốt”…
Thận trọng với “cạm bẫy” đồ thanh lý
Vì giá cả của đồ cũ thanh lí thường rất rẻ nên người mua không mấy khi so đo như khi mua đồ mới với giá cao. Chỉ cần nhìn hình, thấy ưng ý mà giá cả hợp với túi tiền là sẵn sàng liên hệ đặt mua nhanh không người khác mua mất. Cũng chính vì giữa người thanh lý và người mua không có sự ràng buộc nào nên đôi khi xảy ra những điều không mong muốn và thường thì người mua sẽ bị thiệt nhiều hơn.
Bạn H.T đã từng mua 1 đôi giày da màu đen. Ảnh người thanh lý đăng lên hoàn toàn là ảnh thật, nhìn rất đẹp và gần như là mới. Nhưng khi nhận được hàng, H.T mới tá hỏa đôi giày da bị bong tróc, không thể đi được. Có lẽ đôi giày mới trong ảnh chụp lúc mới mua. Tiền mất tật mang, từ những lần sau mua đồ, kể cả mới hay cũ, Trang đều phải đắn đo và yêu cầu đến tận nơi xem hàng, ưng thì lấy chứ không nhận hàng ship như vậy nữa.
Không chỉ H.T mà còn rất nhiều bạn khác đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ vì “tội ham rẻ đồ cũ”. Bạn Hưng, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch đang có nhu cầu mua tủ lạnh cũ thì bất chợt thấy 1 bạn trong nhóm Mua bán đồ thanh lý đăng tải ảnh tủ lạnh mini nhìn vẫn còn rất đẹp với giá 800.000 đồng. Hí hửng vì “chộp” được “món ngon” giá “hời”, Hưng không ngần ngại liên hệ nhờ ship đến tận nơi. Mang về cắm thử, Hưng mới phát hiện ra tủ làm lạnh rất yếu, thậm chí còn không đông được đá, máy lại kêu ro ro suốt ngày. Gọi thợ đến sửa thì người ta bảo tủ này phải thay vài thứ lên tới gần 1 triệu đồng. “Mua cái tủ lạnh có vài trăm rồi về sửa mất tiền triệu thì cũng quá tội. Từ giờ xin chừa cái tội ham rẻ đồ cũ”- bạn Hưng chia sẻ thêm.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Admin của 1 group đồ thanh lý trên Facebook cho hay rằng việc nhận được báo cáo bị lừa của thành viên trong nhóm xảy ra khá thường xuyên và admin cũng không thể làm gì khác ngoài việc loại bỏ nick cá nhân vi phạm ra khỏi nhóm và ghim bài, đặt ảnh bìa nhắc nhở, cảnh báo mọi thành viên.
Khi tham gia mạng xã hội, diễn đàn, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng nhiều tài khoản khác nhau. Đây là kẽ hở những người lừa đảo “luồn lách” nhằm lừa đảo người khác, trục lợi cho bản thân. Vì thế, trước khi mua hàng dù mới hay cũ, bạn nên lựa chọn những kênh bán hàng uy tín cùng các phương thức giao dịch an toàn như đến tận nơi xem hàng hoặc nhận hàng, kiểm tra rồi hãy trả tiền.