Reach – chỉ số quyết định sự sống còn của một trang fanpage facebook

Reach là chỉ số cho phép người quản trị fanpage facebook biết có bao nhiêu người tiếp cận được bài viết của mình và người ta tiếp cận nó qua con đường nào. Hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ quan tâm đến các cách tăng like fanpage mà không mấy quan tâm đến chỉ số này. Nhưng trên thực tế, “like” chỉ là con số ảo và “reach” mới là thứ thực sự phản ánh hiệu quả tiếp thị mạng xã hội của bạn. Một fanpage dù có nhiều người like nhưng lại không có sự tương tác và nội dung bạn đăng tải không đến được với khách hàng tiềm năng thì coi như mọi công sức đều chỉ là vô ích.

Tại sao bài viết của bạn không đến được với người dùng tiềm năng

Có một thực tế khác là, hiện facebook hoạt động với trên 1,4 tỷ người dùng, các thuật toán của nó cũng thay đổi không ngừng để cải tiến hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng mạng xã hội. Do đó, nếu không biết cách thích nghi, nó sẽ bỏ qua mọi thứ liên quan đến fanpage của bạn, có nghĩa là người dùng sẽ ít khi có thể tiếp cận được với nội dung truyền thông của doanh nghiệp.

Tại sao bài viết của bạn không đến được với người dùng tiềm năng

Chính vì vậy, trước khi bạn tìm hiểu về những cách tăng like cho fanpage khi bán hàng trên Facebook thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật toán hiển thị nội dung tin tức của trang mạng xã hội này nhé!

Hiểu biết về thuật toán hiển thị nội dung tin tức của facebook

Mục tiêu hoạt động chính của Facebook là thúc đẩy mối quan hệ và tạo dựng kết nối giữa con người với con người. Nó làm điều này bằng cách hiển thị các nội dung có liên quan nhất cho mỗi người dùng trong vô vàn những nội dung được đưa lên mạng xã hội mỗi ngày. Nó ưu tiên hiển thị các bài viết của bạn bè và các bài viết trên những trang mà người dùng thường xuyên theo dõi và tương tác nhiều.

Thực tế, tại bất cứ một thời điểm nào, luôn có khoảng hơn 1000 bài viết cạnh tranh nhau để xuất hiện trên trang tin của một người. Nếu phải tiếp nhận tất cả, chắc chắn lượng thông tin quá tải sẽ khiến đầu người dùng phát nổ như một quả bom. Và facebook không muốn điều đó xảy ra. Đây là lý do mà nó cần có thuật toán để chọn lọc nội dung thông tin hiển thị.

Thuật toán của facebook

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đang tiếp cận được thường xuyên với 2 – 3% người “hâm mộ” like fanpage của họ. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy có lẽ facebook đang muốn bạn bắt đầu trả tiền cho việc tiếp cận bằng cách quảng cáo bài viết của mình. Quảng cáo bài là một cách trả tiền để bạn có thể mở rộng tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng khi mà họ dễ dàng có thể nhìn thấy nội dung truyền thông của bạn ở mọi nơi.

Các nhân tố xác định nên thuật toán hiển thị của facebook

Có hơn 1000 nhân tố khác nhau tạo nên thuật toán của facebook

Theo một số báo cáo thì có hơn 1000 nhân tố khác nhau mà thuật toán của Facebook sử dụng để xác định những bài viết sẽ xuất hiện trong trang tin của người sử dụng. Hầu hết các yếu tố đó đều chưa được các chuyên gia nghiên cứu tìm ra, nhưng dưới đây là một số nhân tố mà chúng ta đã biết và có thể áp dụng để cải tiến, gia tăng hiệu quả truyền thông của mình:

– Mức độ hoàn chỉnh hồ sơ trang cá nhân, bao gồm thông tin liên hệ của doanh nghiệp, mô tả doanh nghiệp, liên kết tới website,….;

– Lượng tương tác trước đó của người dùng với trang fanpage của doanh nghiệp;

– Số lượt thích, chia sẻ và bình luận bài viết nhận được từ bạn bè của người dùng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng;

– Các thể loại bài đăng, chẳng hạn như hình ảnh, video, liên kết, hay chỉ là cập nhật trạng thái bình thường;

– Việc người dùng thích một trang fanpage nào đó có nghĩa là họ muốn được xem nội dung chi tiết trên đó một cách thường xuyên hơn. Facebook hiểu điều đó mà luôn lấy nó làm yếu tố ưu tiên hiển thị.

– Nếu có nhiều người dùng thường xuyên ẩn thông tin từ một trang fanpage nào đó thì bài đăng trên đó dần dần sẽ ít được lựa chọn để hiển thị hơn.

Hiểu được những yếu tố này, bạn sẽ cần phải có những hành động cải thiện và thay đổi để xác suất xuất hiện nội dung tiếp thị trên trang tin của người dùng cao hơn và từ đó giúp gia tăng hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp.


Chia sẻ bài viết này