IQ thấp có thể khởi nghiệp kinh doanh thành công không?

Khởi nghiệp kinh doanh là cuộc hành trình cô độc đầy gian nan, bạn phải đối mặt với những khó khăn thử thách phía trước, cạm bẫy dưới chân và hàng trăm chiêu trò cạnh tranh của đối thủ hai bên. Liệu rằng với một người có IQ thấp, kém linh hoạt và thiếu sự nhạy bén trong suy nghĩ có thể vượt qua hết thảy để đến với thành công hay không? Và liệu rằng kinh doanh chỉ cần có bộ óc thông minh là đủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều gì mới là cốt lõi trong kinh doanh.

IQ thấp có thể khởi nghiệp kinh doanh thành công không?

1. Thái độ làm nên thành công của bạn

Thông minh nhưng lười biếng, tính ỳ lớn và thích vịn cớ thì sao? Còn IQ thấp mà luôn cố gắng vươn lên, có chí tiến thủ và chấp nhận thử thách? Một trong hai loại người này, theo bạn ai sẽ khởi nghiệp kinh doanh thành công? Nếu còn đắn đo thì hãy theo dõi thí nghiệm của nhà tâm lý học Mỹ Caro S.Dweck, người đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu về thái độ và năng lực.

Bà đã làm một thí nghiệm về thái độ tư duy của sinh viên ngành Y khi phải đối mặt với bài kiểm tra khó. Theo điều tra của bà, rất nhiều sinh viên đã không đạt được kết quả tốt từ bài thi giữa kì trước đó, và kết quả cho thấy những sinh viên có thái độ lười nhác, luôn đổ lỗi, không biết cách khống chế sự thất vọng của mình sẽ tiếp tục làm không tốt trong bài kiểm tra tiếp theo. Còn những sinh viên có thái độ cầu tiến thì đạt được kết quả hoàn toán trái ngược, họ tìm được cách học bài hiệu quả hơn, biết tự tạo động lực cho bản thân, vì vậy điểm thi của họ cải thiện trông thấy.

Từ thí nghiệm của Caro S.Dweck bạn đã có câu trả lời mà chúng tôi đề cập phía trên chưa? Thực tế thông minh không phải yếu tố then chốt để dẫn đến thành công, mà thái độ khi làm việc để vươn tới mục tiêu của bạn mới quyết định kết quả cuối cùng. Thái độ tích cực, cầu tiến và dám đương đầu với thử thách sẽ giúp bạn tìm được lối đi đúng đắn, hơn là những người ỷ rằng mình thông minh mà không chịu cố gắng.

2. Vậy IQ thấp phải làm gì để có thái độ tích cực?

Thái độ cầu tiến mới là chìa khoá quan trọng nhất để khởi nghiệp kinh doanh thành công

Sau thất bại, bạn được phép buồn chứ không được tuyệt vọng!

Con người không phải làm từ sỏi đá, bất kỳ ai cũng cảm thấy buồn khi đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở buồn mà thôi, chặng đường còn dài và bạn vẫn phải bước đi, kinh doanh không cho phép bạn tuyệt vọng. Vì tuyệt vọng là buông xuôi và quay đầu trở về điểm đích, tâm lý tuyệt vọng như màn sương mờ che phủ toàn bộ sáng kiến tìm lối thoát trong lúc cùng cực của bạn. Có lẽ khuyên bạn lạc quan trong tình trạng thất bại thảm hại sẽ khó nghe, nhưng một câu “Đừng từ bỏ!” sẽ cho bạn động lực để đứng dậy.

Đừng từ bỏ đam mê

Tôi không đếm được bao nhiêu lần đã khuyên những ai đang khởi nghiệp kinh doanh đừng từ bỏ đam mê, nhưng sẽ chẳng là thừa để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của nó. Đam mê không phải sự thoả mãn ích kỉ, nó là động lực lớn nhất giúp bạn tự vực dậy bản thân. Từ bỏ đam mê trong kinh doanh cũng như từ bỏ lẽ sống vậy, bạn sẽ mất đi hứng thú, mất đi mục tiêu, sẽ làm việc chỉ để tồn tại mà thôi. Và như vậy thì đừng bao giờ bạn nghĩ đến thành công dù trên bất cứ lĩnh vực nào.

Now & Again

Hành động ngay bây giờ! Sai thì sửa lại rồi tiếp tục! Đó là những phương châm không thể quên với bạn, với tôi, những người vốn dĩ không phải thiên tài, không quá thông minh, cũng không siêu nhạy cảm với xu hướng. Chúng ta thiếu đi bộ óc tài giỏi nhưng chúng ta có tinh thần dám làm, dám chấp nhận và dám sửa sai. Kim cương chỉ lấp lánh khi trải qua mài dũa trăm nghìn lần mà thôi. Đừng để ý những lời chê cười của người khác. Có thể quá trình này sẽ làm bạn tiến bước chậm hơn họ nhưng lại vững chắc gấp nhiều lần. Liệu có ai hiểu rõ cấu tạo và sự đặc biệt của bóng đèn sợi đốt hơn Thomas Edison sau hàng nghìn lần ông thử nghiệm thất bại để tìm ra vonfram – chất liệu tối ưu nhất để làm dây tóc bóng đèn?

Giới hạn là để phá vỡ

Người ta vạch ra điểm đích không phải để bạn chạm tới rồi dừng lại, mà là dẫm lên nó và vượt qua. Giới hạn là để phá vỡ, thế nên đừng bao giờ nghĩ rằng “tôi chỉ làm được thế này”, “điều kia là quá sức với tôi”. Mục tiêu quá to thì chia nhỏ ra để thực hiện, đây cũng là nguyên lý bậc thang dẫn đến thành công.

Nguyên tắc để xây dựng chứ không để phát triển

Nguyên tắc, đó là thứ mà bất kỳ hoạt động nào cũng cần có để vận hành đúng quy trình. Nhưng nguyên tắc chỉ giúp bạn xây dựng hệ thống chứ không giúp bạn tạo nên đột phá, chỉ có phá vỡ nguyên tắc mới đem đến sự phát triển toàn diện. Dĩ nhiên, lời khuyên này không có nghĩa là bạn cứ xông lên làm bừa là thành công, chỉ khi nào xây được thì bạn mới được phép phá. Hiểu rõ nguyên tắc cũ để tạo dựng nguyên tắc mới, đó là quy luật để thế giới xoay vần đến ngày nay.

IQ thấp nhưng lại tự ti và hay buông xuôi, chán nản thì vĩnh viễn không thể khởi nghiệp thành công. Thái độ cầu tiến chính là chìa khoá quan trọng nhất!

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Coworking Space: Môi trường lý tưởng để khởi nghiệp kinh doanh

Làm thế nào để không phí tiền khi đầu tư quảng cáo

Phần mềm bán hàng Kinh Doanh Việt – Quản lý từ xa – Du lịch tẹt ga

 


Chia sẻ bài viết này