Mẹ tôi thường nói, mỗi lần đi mua đồ gia dụng nhà bếp là một lần vác về lỉnh kỉnh đủ thứ đồ, từ nhỏ như đôi đũa, cái thìa cho đến xoong, nồi, chảo, bếp….Thế mới biết nếu muốn trang bị đầy đủ cho một gian bếp cần nhiều đồ đến thế nào. Một nhà đã thế, nếu là cả cửa hàng gia dụng nhà bếp thì sao, chắc chắn là luôn trong tình trạng chật kín hàng hóa. Đã có lần tôi thắc mắc không biết các ông chủ làm sao để quản lý hết mớ lộn xộn đó, hỏi ra thì được chia sẻ là họ dùng phần mềm quản lý cửa hàng gia dung nhà bếp chứ không phải quản lý thủ công nữa. Thấy lạ, về tìm hiểu sâu hơn tôi mới thấy, quả thực đây là công cụ rất hữu ích và cần thiết cho các cửa hàng bán lẻ. Dưới đây là một số tính năng mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất.
1. Quản lý chi tiết thông tin hàng hóa
Đây chắc chắn là tính năng mà các chủ cửa hàng gia dụng nhà bếp cần nhất, vì lượng hàng hóa khổng lồ lại đa dạng về chủng loại khiến họ thường cảm thấy đau đầu mỗi khi muốn biết thông tin chi tiết của món hàng nào đó. Với phần mềm, phương pháp quản lý bằng mã vạch và mã sản phẩm được tích hợp, mỗi khi bạn muốn kiểm tra thông tin chỉ cần đưa vào máy quét hoặc nhập mã là sẽ có được tất cả dữ liệu liên quan đến tên, giá, thuộc tính,…Không chỉ có chức năng truy xuất, nếu bạn muốn sửa đổi thông tin vẫn có thể thao tác nhanh chóng trên phần mềm.
Đặc biệt, chức năng quản lý hàng tồn kho còn cho bạn biết số lượng và tình trạng hàng hóa trong kho, thậm chí là mặt hàng nào đang bán chạy để có kế hoạch nhập xuất phù hợp.
2. Tự động tính toán và báo cáo chi phí, doanh thu
Các chi phí để duy trì một cửa hàng gia dụng nhà bếp rất nhiều, ngoài phí nhập hàng, thuê nhân viên, mặt bằng con tốn tiền quảng cáo, mua sắm trang thiết bị,..Nếu quản lý bằng sổ sách thông thường bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức để tổng hợp, tính toán, có thể còn bị nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu. Tương tự với việc thống kê doanh thu cũng vậy, việc đột xuất kiểm tra dường như là bất khả thi. Nhưng khi sử dụng phần mềm thì mọi thứ lại đơn giản hơn rất nhiều, phần mềm sẽ tự động tính toán và báo cáo với bạn, thứ duy nhất bạn cần làm là đưa ra yêu cầu.
3. Quản lý nhân viên, không lo thất thoát
Do hàng hóa quá nhiều nên các cửa hàng thường phải thuê nhân viên bán hàng cho thuận tiện, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo thất thoát từ sự không trung thực của họ. Đừng lo, vì các nghiệp vụ bán hàng mà nhân viên thực hiện sẽ được lưu lại trong lịch sử, kết hợp với tính năng kiểm kê hàng hóa bạn sẽ đối chiếu được để biết nhân viên có gian lận hay không.
4. Quản lý bán hàng từ xa
Sẽ có lúc bạn phải đi đâu đó như đi nhập hàng chẳng hạn, và bạn vẫn cảm thấy không an tâm về việc kinh doanh của cửa hàng mình? Phần mềm quản lý cửa hàng gia dụng nhà bếp sẽ đi theo bạn trên mọi chặng đường với một máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng. Vì phần mềm được xây dựng trên nền website và ứng dụng di động nên bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào.
5. Quản lý thông tin khách hàng, nhà cung cấp
Các thông tin về tên, tuổi, số lần giao dịch, địa chỉ, cách liên lạc, thói quen,…của khách hàng đều được phần mềm lưu giữ lại, rất tiện lợi mỗi khi bạn muốn kiểm tra để thực hiện các chương trình ưu đãi, tri ân.
Tương tự như vậy với các nhà cung cấp, từ những thông tin có được bạn sẽ thuận tiện hơn khi so sánh về giá nhập, chính sách ưu đãi,…để lựa chọn phù hợp.
Tiếp thị thông qua người nổi tiếng, nên hay không?
“Vàng – Trắng hay Xanh – Đen” và kinh nghiệm Marketing để lại
Phần mềm quản lý cửa hàng sữa