Ngày 10/11/2014, tại hội thảo với chủ đề “Hành vi người mua sắm trực tuyến”, Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google đã chính thức công bố khảo sát những thống kê về hành vi mua hàng online của người tiêu dùng Việt. Bản báo cáo đã cung cấp những thông tin, số liệu hết sức chân thực và hữu ích về việc mua sắm và tiếp cận với thương mại điện tử.
1. Tiềm năng của việc mua hàng trực tuyến
Trên cơ sở khảo sát những người sống tại Việt Nam và có khả năng sử dụng Internet, Google nhận thấy có 44% số người online chưa bao giờ mua hàng trực tuyến có mong muốn mua hàng trên mạng trong 12 tháng tới. Đặc biệt, cũng giống như trong báo cáo năm 2013, quần áo vẫn là mặt hàng được nhiều người dùng lựa chọn trong lần mua online đầu tiên của mình, tiếp theo là điện thoại, đồ điện tử… Nguyên nhân bởi quần áo là mặt hàng có giá trị không quá cao, mẫu mã đa dạng và có thị hiếu vô cùng lớn
>Xem thêm:
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
2. Lý do mua hàng trực tuyến
Trong báo cáo cũng chỉ ra sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian là yếu tố khiến mọi người mua hàng online chứ không phải yếu tố giá rẻ như mọi người vẫn tưởng. Có tới 29% số người trả lời cho biết họ sẽ quyết định mua hàng nào như đọc được những đánh giá tích cực từ phía người quen. Bên cạnh đó chính sách bảo hành tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng của mọi người.
3. Những rào cản chính khi mua hàng
Một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định chi tiền của người tiêu dùng Việt đó là thói quen mua sắm. Họ có tâm lý e ngại về chất lượng hàng hóa vì vậy luôn muốn trực tiếp chạm tay, trải nghiệm về sản phẩm. Ngoài ra ngay cả việc không được “mặc cả” cũng là một trong những nguyên nhân khiến mọi người không hào hứng với việc mua hàng qua mạng
vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng
4. Hành vi của người mua hàng trực tuyến
Tại Việt Nam, việc mua hàng qua thiết bị di động vẫn còn chưa phổ biến với chỉ 16% số người trả lời là mua hàng qua thiết bị này. Điều này làm mất nhiều cơ hội với các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam bởi hiện nay rất nhiều đơn vị đang phát triển những website phiên bản di động. Ngoài ra, người tiêu dùng hiện nay vẫn thích thanh toán bằng tiện mặt hơn các loại hình khác. Tức là họ chỉ quyết định trả tiền nếu được nhận hàng hóa trong tay.
5. Tác động của quảng cáo đến việc quyết định mua hàng
Các công cụ tìm kiếm hiện nay như Google, Yahoo… cùng mạng xã hội là phương tiện tìm hiểu thông tin phổ biến nhất của người mua hàng online. Chính vì vậy đây là kênh marketing được các doanh nghiêp khai thác mạnh thông qua các chương trình tiếp thị hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm… nhằm tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, quảng cáo cũng tác động rất lớn đến việc mua sắm của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Google, 75% khách hàng thực hiện hành động (click vào quảng cáo, mua hàng…) ngay khi thấy quảng cáo và 84% sử dụng thông tin từ những quảng cáo này để nghiên cứu thông tin về sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên quan tâm và đầu tư nhiều hơn tới quảng cáo.
6. Tâm lý của người bán hàng trực tuyến
Google đã chỉ ra mọi người thích bán hàng trên mạng bởi đây là thị trường tiềm năng, có nhiều người mua nên sức tiêu thụ sản phẩm lớn. Trong khi chỉ có 47% người bán cho rằng họ bán hàng bởi mức giá bán tại đây tốt hơn khi kinh doanh offline.
Như vậy, chúng ta có thể tổng kết lại về hành vi mua hàng trực tuyến của người Việt thông qua hình ảnh sau:
Có thể thấy qua những thống kê trên, việc mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành một hành vi thường nhật của người dân Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác tốt thị trường thương mại điện tử này, các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa trong việc lấy lòng tin của khách hàng, giảm thiểu khâu trung gian trong quá trình mua sắm cũng như đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo.