Những nguyên nhân khiến công việc kinh doanh bán lẻ của bạn thất bại

Có rất nhiều lời khuyên, bài học hữu ích giúp bạn kinh doanh thành công nhưng cũng có vô vàn nguyên nhân khiến bạn phải ngậm “trái đắng”. Việc bạn nhận ra thất bại của bản thân và tìm ra nguyên nhân, hướng giải quyết là điều rất quan trọng, đây là một trong những điều đơn giản nhưng vô cùng quan trọng bạn phải chú trọng ngay từ khi khỏi nghiệp. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất khiến công việc kinh doanh bán lẻ của bạn thất bại.

1. Bỏ quên nhiệm vụ điều tra thị trường và tiếp thị 

Tìm hiểu thị trường để biết sản phẩm của bạn phù hợp với nhóm khách hàng nào, lượng khách hàng mà sản phẩm đó hướng tới có lớn hay không. Sản phẩm của bạn dù tốt đến mấy, dịch vụ đa dạng tận tình như thế nào nhưng lại đặt cửa hàng ở nơi không phù hợp, không có khách hàng tiềm năng thì lượng hàng tiêu thụ cũng không lớn. Một điều nữa là bạn phải bán thứ mà thị trường cần, thế nên những doanh nghiệp giỏi là những doanh nghiệp nắm bắt được yêu cầu của thị trường và cung cấp sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. Sau đó sẽ quảng bá và thông tin sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

2. Quá tập trung vào việc quảng cáo

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ sẵn sàng bỏ ra một khoản rất lớn để tạo nên một hình ảnh hào nhoáng, bóng bảy với các trang mạng riêng, logo bắt mắt, chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Sự thật là những điều đó chỉ làm thâm hụt ngân quỹ hoạt động chứ chưa đủ để giúp doanh số bán hàng tăng vọt. Kế hoạch rầm rộ trong một thời gian ngắn rồi biến mất thì sẽ khiến khách hàng quên mất bạn. Thay vào đó sao bạn không làm từ từ một chút, xuất hiện đều đặn vừa đủ để nhắc nhở khách hàng là bạn vẫn đang chờ đợi họ.  Thực tế, nguyên tắc vàng cho thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là giữ cho mức thu chi luôn cân đối cho dù là trong thời gian đầu kinh doanh. Dù kinh doanh nhỏ hay lớn thì bạn nên chú trọng đến những hoạt động marketing bởi tính hiện thực và gần gũi khách hàng hơn, đồng thời chi phí cũng thấp hơn nhiều các hoạt động quảng cáo.

3. Liên kết với những đối tác không phù hợp

Bạn chỉ nên đồng ý hợp tác với bất kỳ đối tác nào nếu bạn cảm thấy họ và bạn đang trên cùng một con đường. Nếu bạn không tìm thấy ý tưởng chung giữa hai công ty thì việc hợp tác rất dễ đến thất bại và có thể khiến công ty bạn bị phá sản. Đối tác đó và mô hình kinh doanh của bạn có thể bổ trợ cho nhau cùng phát triển chứ không nên mỗi người một lĩnh vực. Ví dụ bạn kinh doanh đồ ăn nhanh thì nên hợp tác với các hãng cung cấp nước ngọt…

4. Kinh doanh bán lẻ quá nhiều mặt hàng

Việc ôm đồm tất cả các mặt hàng được coi là đang mang lại nhiều lợi nhuận chưa chắc đã đem lại cho công ty bạn nhiều lợi nhuận, trừ khi bạn kinh doanh tạp hóa hay siêu thị mini. Bởi vì khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào bạn cần có cái nhìn xa và kiến thức chuyên sâu về nó nếu muốn thành công. Một đơn vị kinh doanh chỉ tập trung chuyên môn vào một lĩnh vực chính được coi là đơn giản và tốt hơn nhiều. Khi bạn chú trọng và phát triển kinh doanh một ngành thì bạn sẽ ý thức được rõ ràng hơn mục tiêu và định hướng để phá triển.

5. Luôn cố gắng để trở thành người tiên phong

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ đã bị cuốn vào vòng xoáy của sự cạnh tranh không đáng có này, đó là cố gắng trở thành người tiên phong của một sản phẩm mới hay là công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Việc này chỉ có thể đem lại kết quả nếu bạn biết được thực lực của công ty bạn, nếu không nó sẽ khiến công ty bạn dốc quá nhiều chất xám và tiền bạc vào để không đạt được điều gì. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào cải thiện các khâu như chăm sóc khách hàng, mở rộng đầu ra cho sản phẩm,… Không cần một cuộc chạy đua nào, chỉ từ những bước đi nhỏ đó công ty bạn sẽ trở nên nổi tiếng và thành công

 


Chia sẻ bài viết này