Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nhưng khi được hỏi thì nhiều người vẫn không hề biết bán lẻ có những mô hình nào và đơn vị kinh doanh của mình thuộc vào loại hình nào. Cũng chính vì sự thiếu hụt các kiến thức cơ bản này nên các chủ cửa hàng không có chiến lược phát triển phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả một cái nhìn chi tiết về những mô hình bán lẻ đang tồn tại phổ biến.
1. Mô hình bán lẻ qua cửa hàng
Loại hình này bao gồm các cửa hiệu độc lập, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng chuyên dụng, các siêu thị truyền thống,… Những nhà bán lẻ qua cửa hàng luôn có địa điểm cố định để thu hút được một lượng khách lớn vào tham quan, mua sắm. Họ thường bày bán nhiều loại hàng hoá và các cửa hàng quy mô lớn như trung tâm mua sắm sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo. Đặc thù của họ là phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình là chính. Tuy nhiên cũng vẫn có những nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng chuyên biệt cho các tổ chức, doanh nghiệp như các cửa hàng văn phòng phẩm, các cửa hàng máy tính và phần mềm, các cửa hàng vật liệu xây dựng, các cửa hàng vật tư điện nước, cửa hàng cật dụng xây dựng.
2. Mô hình bán lẻ chuyên biệt
Một chuyên gia đã nhân định rằng “Trong khi các nhà bán lẻ lớn như Wal-Mart hay Target có xu hướng bán những thứ mà người tiêu dùng ‘cần’ thì các đơn vị bán lẻ chuyên biệt lại nhắm đến những thứ mà người tiêu dùng ‘muốn’”. Mô hình này cải tiến hơn mô hình trên một chút bởi họ chú trọng đầu tư hơn tới những tiện ích, những trải nghiệm khi mua sắm, những nhu cầu cụ thể của khách hàng. Đây là chiến lược để họ có thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, của các website kinh doanh, của trào lưu thương mại điện tử. Mặc dù bị sức ép lớn nhưng các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt vẫn có lượng khách hàng riêng nỗ lực không ngừng đem tới sự ấm cúng, gần gũi hơn và cung cấp chủng loại hàng hoá phong phú, chuyên dụng hơn. Hầu hết các cửa hàng chuyên biệt đều có qui mô nhỏ, không quá đông nhân viên, thậm chí là chủ kiêm nhân viên bán hàng. Chính vì vậy nên mô hình nà không cần quá nhiều trang thiết bị để vận hành, thông thường họ chỉ cần tới sự hỗ trợ của một phần mềm quản lý bán hàng để hoạt động trơn tru nhất. Lưu ý với những ai muốn sở hữu mô hình này thì nên cẩn trọng trong việc lưu hành vốn, chọn lựa địa điểm và nghiên cứu kĩ càng về thị trường tiềm năng.
3. Mô hình bán lẻ không qua cửa hàng
Lĩnh vực này trị giá tới 123 tỷ USD, mô hình này không có cửa hàng cố định, giao dịch chủ yếu thông qua tivi, internet, qua máy bán hàng hay quầy lưu động…Ngoại trừ máy bán hàng, tất cả các loại hình bán lẻ này đều không có địa điểm hay cửa hàng cố định để bày bán hàng. Ưu điểm của lĩnh vực này là không phải nhập hàng, trữ hàng với số lượng lớn. bạn có thể chỉ nhập hàng mẫu để khách xem hoặc lấy ảnh của nhà cung cấp để cho khách xem, khi nào khách hàng ưng ý thì bạn mới liên lạc để lấy hàng. Nhược điểm là bạn không thể kiểm soát được lượng hàng nên hơi thụ động, nhiều trường hợp khách hàng cần thì hàng trong kho đã hết hoặc không sản xuất nữa.
4. Mô hình bán lẻ thông qua bưu chính
Người mua có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc trang web và sản phẩm sẽ được giao qua đường bưu điện. Hình thức này khá phổ biến với những người sống xa khu vực mua sắm, những người già cả và những người không muốn mua hàng trực tiếp. Doanh nghiệp bán hàng sẽ thiết kế và in catalog/tờ rơi rồi đồng thời gửi đến vài ngàn khách hàng để họ lựa chọn và đăng ký mua sản phẩm.
Bán lẻ qua bưu chính thường được các doanh nghiệp áp dụng cho những hàng hóa thông thường, hàng hóa chuyên biệt, hàng hóa mới lạ, hàng đặt mua dài hạn (CD, DVD, sách báo) … Nó không đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn phòng, cửa hàng hay nhà kho nhưng nhất thiết phải nắm được địa chỉ khách hàng để gửi catalo và có hệ thống nhận đặt hàng và giao hàng. Ở Việt Nam các siêu thị điện máy thường tích hợp phương pháp bán hàng này để đạt hiệu quả cao hơn.
5. Mô hình bán hàng online
Mạng internet đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ, nó cũng là chất keo kết nối doanh nghiệp, thị trường với cá nhân người tiêu dùng. Bất kì một chuyên gia phân tích nào cũng thừa nhận rằng những nhà bán lẻ nào không hiểu được tầm ảnh hưởng của internet thường sẽ ít đầu tư phát triển các kênh bán qua mạng và vậy là họ đã bó lỡ một cơ hội quan trọng để tăng doanh thu bán hàng. Ngay cả đến những nhà cung cấp và phát triển các phần mềm quản lý bán hàng cũng đã thiết lập thêm chức năng tích hợp quản lý website bán hàng online để thỏa mãn nhu cầu bán hàng hiệu quả cho người tiêu dùng. Rất nhiều đơn vị bán hàng thông qua của hàng cũng đã vận hành song song hai mô hình bán hàng online và offline.
6. Mô hình máy bán hàng tự động
Loại hình bán lẻ này phổ biến ở các quốc gia phát triển và đã có mặt ở Mĩ gần một thế kỷ nay và tỏ ra khá hiệu quả. Cũng giống như các hình thức bán hàng khác, chìa khóa thành công cho doanh nghiệp bán hàng qua máy là chọn đúng thời điểm, vị trí và chủng loại sản phẩm. Loại hình kinh doanh này hấp dẫn ở chỗ doanh nghiệp không tốn phí đầu tư và vận hành mà lại nhanh chóng thu được thu tiền mặt. Người tiêu dùng cũng khá ưa chuộng hình thức này bởi tính tiện lợi, tiện dụng của nó.
Ngày nay có các loại mô hình bán hàng khác nhau nhưng ở thị trường trong nước ta vẫn áp dụng mô hình bán lẻ là phổ biến. Hy vọng qua bài viết bạn có thêm thông tin, hiểu biết hơn về những mô hình bán lẻ đang được lựa chọn nhiều.
Dịch từ Entrepreneur
Bạn có phù hợp để điều hành doanh nghiệp bán lẻ hay không?
Cửa hàng bán lẻ truyền thống nên tìm thị trường ngách để chen chân
Những nguyên nhân khiến công việc kinh doanh bán lẻ của bạn thất bại