Các mạng xã hội phát triển mạnh mẽ với số lượng người dùng khổng lồ và các khoảng thời gian rảnh rỗi của họ luôn là miếng mồi béo bở cho bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh nào. Từ các thương hiệu nổi tiếng đến các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng ăn nhỏ. Ngoài mạng xã hội đình đám như Facebook, có 1 nền tảng được sự thu hút của người tiêu dùng khá lớn mà bạn có thể không biết tới, đó là Instagram. Với những lợi ích đáng kinh ngạc thì đây thật sự là nền tảng hiệu quả cho kinh doanh. Hãy đến với những lý do quan trọng rằng vì sao bạn nên sử dụng Instagram trong kinh doanh.
1, Instagram và sự thống trị của những bức ảnh
Không chỉ đem lại nhiều thông tin, kích thích người tiêu dùng, và đó còn là căn cứ để khách hàng lựa chọn điều họ cần. Với Instagram bạn có khá nhiều sự lựa chọn cho 1 bức ảnh chất lượng tốt cho hàng hóa. Thêm vào đó bạn có biết rằng, khi người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội, điều họ quan tâm đầu điên là hình ảnh sản phẩm, sau đó mới là giá. điều đó có nghĩa rằng sự tuyệt vời nằm ở mắng người nhìn.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nắm bắt được sự quan trọng của hình ảnh và xác định đây là chiến thuật quan trọng nhất để tối ưu hóa nội dung trên các phương tiện truyền thông. Trên Instagram, doanh nghiệp có thể cung cấp những nội dung dưới dạng Infographic, phiếu giảm giá bằng poster… để thu hút sự chú ý của người dùng. Bạn cũng có thể sử dụng những đoạn clip ngắn để nội dung thêm phong phú.
2, Ngốn lượng truy cập thứ 2 sau facebook
Hàng loạt những cảnh báo đã nói rằng con người hiện đại đang sử dụng quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Và tất nhiên, thứ quyến rũ người dùng nhất chính là Facebook, ngay sau đó là Instagram. Theo nghiên cứu của comScore, người Mỹ đang tiêu tốn 12 tỷ phút/tháng để lướt Instagram (ở Facebook là 230 tỷ phút/tháng). Đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm thị trường ngách, muốn đẩy mạnh tiếp thị bằng hình ảnh thì Instagram là lựa chọn hợp lý không nên bỏ qua. Ngay trên chính facebook người ta cũng quan tâm đến các bức ảnh nhiều hơn thì tại sao có một nền tảng ảnh hiện thị đầy wall như vậy tại sao khách hàng lại không tiêu tốn thời gian của mình cho điều đó chứ.
3, Sức cạnh tranh còn thấp
So với khá nhiều mạng xã hội, tuy được nhận xét là một mạng xã hội khá ảm đạm, nhưng lượt người sử dụng khá cao. Chỉ 1 điều tuyệt vời là người kinh doanh dường như chưa động đến vùng đất béo bở này. Điều này đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh khi kinh doanh trên Instagram khá thấp. Điều đó càng tạo cơ hội thành công cho bạn hơn. ù vậy, phần lớn những doanh nghiệp nhỏ chưa nhận ra sự quan trọng của mạng xã hội hình ảnh này. Forbes cho biết, chỉ có 9% doanh nghiệp nhỏ của Mỹ có tài khoản Instagram. Kể từ năm 2012, số doanh nghiệp nhỏ sử dụng con đường tiếp thị này tăng dần và không có dấu hiệu chậm lại.
4, Instagram giúp bạn tạo ra hình ảnh độc đáo cho những kênh khác
Instagram không phải mạng xã hội duy nhất có thể đăng tải hình ảnh. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của trang này là công cụ chỉnh sửa ảnh mang đặc trưng riêng, khiến nó khác biệt so với Pinterest, Facebook, Twitter… Vì vậy để tối ưu hóa hình ảnh của doanh nghiệp trên mọi kênh, bạn có thể sử dụng Instagram như công cụ chỉnh sửa ảnh nhanh chóng, dễ dàng, tạo sự thống nhất trong nhận diện của thương hiệu.
Việc dễ dàng chia sẻ nội dung giữa Instagram và Facebook cũng giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập cho cả hai mạng xã hội này.
5, Bài của bạn sẽ không bị “trôi”
Một nỗi lo khi bán hàng trên Facebook là mạng xã hội này có bộ lọc khiến những trang thường được truy cập mới được hiển thị trên “News Feed” của người dùng. Như vậy, nếu một thời gian khách hàng của bạn quên truy cập trang Facebook của doanh nghiệp, bạn sẽ thực sự bị lãng quên.
Trong khi đó, Instagram không có bộ lọc khắc nghiệt đến thế. Mọi thông tin đăng tải đều được sắp xếp theo thời gian, do đó, chỉ cần bạn đăng tải nội dung thường xuyên, trang doanh nghiệp của bạn sẽ luôn được khách hàng nhìn thấy, dễ dàng tiếp cận.
Có thể bạn cần biết:
Cách bán hàng hiệu quả trên Instagram mà ai cũng biết
Kinh doanh trên Instagram và những điều bạn cần biết
Bán hàng trên Instagram, bạn dám thử không?
Chia sẻ 7 chiến lược tiếp thị giới thiệu thành công (P1)