Trong bài viết 10 bài học kinh doanh đằng sau sự thất bại chúng tôi đã nói rằng thất bại không đáng sợ, rằng thất bại là thầy của thành công, rồi thất bại dạy cho bạn rất nhiều điều và thất bại khiến bạn phát triển thêm nhiều kỹ năng. Những điều này đều đúng, nhưng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh chỉ học tập từ thất bại liệu đã đủ chưa? Ngoài người thầy nghiêm khắc ấy chúng ta còn có thể học được những bài học quý báu từ ai nữa? Hãy cùng chúng tôi tìm đến họ, để biết trong kinh doanh bạn cần phải có thêm tố chất gì.
1. Sự tò mò
Tò mò là bản tính khởi nguyên của con người, nhờ tò mò con người khám phá ra thế giới hiện nay. Tò mò là khi bạn không ngừng đặt câu hỏi “Tại sao?”, là khi bạn luôn nhìn nhận vấn đề dưới góc độ mới để thấy rằng nó còn vô vàn điểm đen chưa biết rõ. Trong kinh doanh, đức tính tò mò sẽ cho bạn cách đánh giá, phân tích mọi yếu tố, tình huống thật toàn diện và kĩ lưỡng. Tò mò còn là một bước đà để bạn sáng tạo ra các ý tưởng kinh doanh mới. Tò mò giống như ngọn đèn hải đăng soi rọi từng bước đi phía trước của bạn vậy.
Tò mò mặc dù tốt, nhưng không phải lúc nào cũng thế, tò mò sẽ dẫn đến sai lầm nếu bạn không biết dừng lại đúng lúc. Vì không phải thứ gì bạn cũng nên biết, có đôi khi chính tò mò đưa bạn đến miệng vực thẳm lúc nào không hay.
2. Thử nghiệm
Có thể nói thử nghiệm là anh em sinh đôi của thất bại, chúng luôn song hành với nhau, thử nghiệm để thất bại, thất bại để rút ra kinh nghiệm rồi tiếp tục thử nghiệm, cho đến khi đạt được kết quả hoàn hảo thì thôi. Người ta nói Thomas Edison thất bại đến 999 lần rồi mới tìm ra cách chế tạo sợi dây bóng đèn bằng Vonfram, nhưng nói Edison thử nghiệm 999 lần để cải tiến sản phẩm cũng không sai.
Thử nghiệm nghĩa là bạn dám làm, dám chịu và dám sửa, điều này đặc biệt đúng trong kinh doanh. Vì thực tế kinh doanh cách rất xa lý luận, các yếu tố thị trường, thị hiếu, nhu cầu luôn biến đổi, chỉ có trải nghiệm bạn mới đánh giá chính xác được những ý tưởng, chiến lược của mình có phù hợp hay không. Nhưng hãy nhớ một điều, chỉ thử nghiệm khi bạn đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, kể cả đường lui cho mình, đừng mù quáng làm mà không suy xét đến hậu quả. Đó gọi là làm liều chứ không phải thử nghiệm!
3. Tha thứ
Thất bại chỉ biến thành động lực khi bạn biết tự tha thứ cho bản thân mình, còn nếu không, nó sẽ biến thành một bóng ma đeo bám bạn, là cái bớt cản trở bước tiến của bạn. Trong kinh doanh không tránh được có lúc bạn thất bại, có lúc mất trắng, mặc dù nhiều người vẫn gắng gượng vượt qua nhưng một nửa trong số họ sẽ không dám lao vào thử thách thêm lần nữa mà chọn đường vòng tuy an toàn nhưng quá dài để tiến lên. Tự tha thứ nghĩa là bạn đã chấp nhận thất bại như một bài học đáng quý chứ không phải một lỗi lầm. Hãy ngưng tự ngược đãi tinh thần chính mình, như thế bạn mới giải phóng được bản thân, mới thoải mái đối mặt với những rào cản tiếp theo.
(Còn tiếp…)
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
5 lý do khiến bạn kinh doanh online thất bại
Vì sao con đường làm giàu của giới trẻ thất bại?
Khởi nghiệp kinh doanh, học tập từ thất bại liệu đã đủ? (P2)