“Ngã ngửa” với cách hiểu xây dựng thương hiệu trong kinh doanh

Không chỉ bạn mà có rất nhiều nhà quản lý đang đánh đồng việc xây dựng thương hiệu và marketing, hay marketing với quảng cáo tiếp thị. Trong khi thương hiệu cho bạn biết công ty bạn đáng giá như thế nào thì marketing là công cụ giúp bạn tiếp cận thương hiệu một cách chính xác nhất. Tất nhiên, khi khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn, đó là kết quả tất yếu của những chiến lược marketing đúng đắn của công ty bạn.


 

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản duy nhất không bao giờ bị mất giá. Mặc dù giá trị như vậy nhưng xây dựng thương hiệu vẫn thường bị lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hiểu lầm. Hiểu lầm phổ biến nhất là đánh giá thấp hoặc không đề cao các hoạt động xây dựng thương hiệu vì hoạt động này khó đo lường hoặc khó xác định kết quả như những yếu tố khác như doanh số bán hàng, thị phần, giá cả,…

Khả năng thần kỳ của kinh doanh online

“Đáp án” tại sao chiến lược marketing của bạn thất bại

Thông thường trong kinh doanh, có lẽ nhà quản lý nào cũng biết đến tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, bao gồm: tăng doanh thu, thúc đẩy bán hàng, thu hút nhân tài, dễ gọi vốn đầu tư,… khi đã có tiếng tăm rồi, doanh nghiệp bạn làm gì cũng dễ dàng hơn, nhanh lớn mạnh hơn và phát triển tầm xa hơn. Nếu nhà quản lý nhìn rộng hơn, không quan trọng khi thương hiệu của bạn là giá rẻ, hay số nhiều, hay hạng sang, hay thương hiệu hàng độc, mục tiêu chính là phải xây dựng được thương hiệu của chính mình, một thương hiệu khi nhắc đến là khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Không quan trọng khi nền kinh tế đang tăng trưởng hay đang suy thoái, mục tiêu của thương hiệu luôn giữ nguyên như thế, đó cũng chính là lúc doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu thành công. Những thương hiệu lớn đã làm được điều đó như: Apple, Toyota, Zara,… Họ luôn kinh doanh tốt ngay cả khi nền kinh tế có nhiều biến động. Trên thực tế, có quá ít các công ty biết cách quản lý thương hiệu của mình như là quản lý tài sản có giá trị. Khi doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu thành công, bạn có thể dễ dàng cải thiện doanh số bán hàng, làm tăng lợi nhuận, rồi cải thiện sự năng động của nhân viên…

Với những hiểu lầm về xây dựng thương hiệu như vậy, doanh nghiệp bạn sẽ khó lớn mạnh được trong lòng khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được tạo dựng trong lòng đối tác, khách hàng, còn danh tiếng là sự thể hiện của hình ảnh ấy trong thực tế. Khi ban đã hiểu và nhận ra đâu là cách xây dựng thương hiệu chuẩn nhất, đó là khởi đầu của thành công.


Chia sẻ bài viết này