18+ mẹo tiết kiệm tiền giúp bạn có được khoản vốn khổng lồ

Một thực tế có không ít bạn đã từng rơi vào tình trạng nhìn vào túi tiền của mình và tự hỏi: “Mình đã mua được gì đâu mà đã hết tiền rồi?” hay “Mình nhớ là mình đã tiêu gì đâu nhỉ?”… Đây chính là lúc báo động bạn cần phải quan tâm hơn đến việc chi tiêu của mình hay nói cách khác là tiết kiệm tiền nếu bạn muốn có 1 khoản vốn nhất định sau này để kinh doanh hoặc thực hiện 1 việc gì đó có ý nghĩa lớn trong cuộc đời mình.

Mẹo tiết kiệm tiền giúp bạn có được khoản vốn khổng lồ

Vấn đề bạn tiết kiệm 1.000 đồng/ngày so với việc 100.000 đồng/ngày sẽ khó đi đến kết quả nếu bạn không có chiến lược tiết kiệm tiền 1 cách đúng đắn. Ngay cả đến 1 việc bạn vẫn cứ nghĩ sẽ tiết kiệm tiền khi thường xuyên kê khai bảng chi tiêu cũng chưa chắc đã khiến bạn thắt chặt được hầu bao của mình. Công việc đó chỉ là tiền đề để bạn khái quát được cách chi tiêu của mình như thế nào mà thôi. Điều cần thiết hơn là phải kết hợp với những mẹo mà Kinh Doanh Việt chia sẻ dưới đây.

Và tất nhiên, không phải những lời khuyên này đều áp dụng được cho tất cả mọi người. Bạn chỉ cần lướt qua và chọn cho mình những mẹo phù hợp với mình nhất, bạn sẽ nhanh chóng thấy mình trở nên trưởng thành hơn rất nhiều qua cách chi tiêu, tiết kiệm đó. Bạn sẽ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu, đồng thời vẫn để dư được khoản vốn lớn mà có lẽ chưa bao giờ bạn nghĩ mình làm được.

Xem thêm:

Bảng giá website bán hàng

Công ty thiết kế web uy tín

Công ty thiết kế web bán hàng tốt

1. Cố định khoản chi hàng tuần để chủ động tiết kiệm tiền

Cố định 1 khoản chi hàng tuần sẽ giúp bạn định lượng được số tiền tối đa cho phép. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng cân đối lại các khoản thu chi giữa các tuần để trong 1 tháng không bị thâm hụt hoặc chi tiêu quá đà. Bạn hãy bắt đầu liệt kê ra các khoản cần thiết phải chi trong 1 tuần và tâm niệm trong đầu tổng số tiền mình có thể tiêu trong vòng 1 ngày là bao nhiêu. Ban đầu sẽ khá khó khăn nhưng khi thành thói quen, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng và vô cùng có ích cho túi tiền của mình.

2. Quy luật 7 ngày trước khi quyết định mua sắm

Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu mua 1 vật dụng cần thiết nào đó, hãy đợi sau 7 ngày tự hỏi mình về sự cần thiết đó, nếu bạn vẫn không thay đổi quyết định thì hãy mua. Không ít trường hợp, bạn sẽ thấy rằng các nhu cầu mua đã trôi qua và bạn sẽ phải tiết kiệm tiền cho mình 1 khoản bằng cách đơn giản là chờ đợi. Nếu bạn muốn, bạn có thể liệt kê 1 danh sách 7 ngày này và ngày bạn sẽ xem xét lại nó. Tuy nhiên, theo tôi, bạn chỉ nên giữ nó trong đầu, bởi theo cách đó, bạn sẽ chỉ còn nhớ những điều quan trọng mà thôi.

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Quy luật 10s trước khi thanh toán

Mỗi khi bạn chọn 1 vật phẩm thêm vào giỏ hàng, trước khi thanh toán hãy dành 10 giây tự hỏi tại sao bạn mua nó và bạn có thực sự cần nó hay không. Nếu không tìm thấy câu trả lời phù hợp, hãy đưa món hàng đó trở lại. Điều này giúp bạn không phải tốn tiền một cách “bốc đồng” và lãng phí vào những thứ không cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: 5 mẹo quản lý TIỀN giúp doanh nghiệp không bị “ngập đầu” trong nợ nần

4. Tạo thói quen chăm “Pi” bằng 1 khoản tiền lẻ vào mỗi buổi tối

Đừng bao giờ coi thường những đồng tiền lẻ bởi khi tiết kiệm được chúng trong 1 khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ sở hữu 1 món khá hời đó. Ngay từ bây giờ, hãy sắm 1 con lợn đất, tạo cho mình thói quen đút lợn vào mỗi buổi tối, chăm bẵm cho tới ngày bạn cần 1 nguồn vốn để mở shop kinh doanh. Nếu bạn có thói quen đút tiền vào trong túi quần áo, nên thường xuyên lục lại trong tủ đồ của mình để cho em “Pi” ăn nhé.

Xem thêm:

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Lấy nguyên liệu đồ handmade ở đâu

Slogan – sức mạnh của marketing

 Website trong kinh doanh online là cấp thiết

5. Mời bạn bè về nhà “ăn nhẹ” thay vì đi ăn quán xá

Hầu hết tất cả các hoạt động tại nhà sẽ ít tốn kém hơn so với đi ra ngoài. Với một số bạn bè thân thiết, thay vì rủ rê đi café, ăn uống ở ngoài quán xá, bạn có thể mời họ về nhà làm 1 bữa ăn nhanh, ngồi nói chuyện phiếm với một vài loại đồ uống tự làm. Tất cả mọi người vừa được vui vẻ, chi phí thấp và rất có thể họ sẽ đối đáp lại tình cảm của bạn không lâu sau đó.

6. Thanh lý đồ cũ thay vì ném vào thùng rác

Bạn có từng nghĩ những thứ bạn không dùng đến chưa hẳn là hết tác dụng? Việc thương mại điện tử phát triển giúp cho người bán đến gần với người mua hơn, việc buôn bán trở nên dễ dàng và tất cả mọi thứ đều có thể “lên sàn” và kiếm ra tiền, dù ít hay nhiều. Trước khi ném vào sọt rác hay khuất sâu trong tủ đồ, bạn nên cân nhắc việc thanh lý chúng trên các trang mạng hoặc cửa hàng ký gửi. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được 1 phần nào đó cho chi phí mua những món đồ mới.

7. Khi đi mua sắm: Viết 1 danh sách cần mua và “bám sát” mục tiêu

Trước khi đi mua sắm, bạn cần lên cho mình 1 danh sách những món đồ cần thiết phải mua, sau đó bám sát chặt chẽ các mục này khi bạn đến cửa hàng, hạn chế nhòm ngó sang những món đồ khác cũng như việc có thêm những món đồ ngoài kế hoạch trong giỏ hàng. Điều này sẽ đặc biệt hữu hiệu cho những cô nàng “nhìn gì cũng hay”, “vung tay quá trán”.

8. Từ bỏ những “thói quen ngốn tiền”

Hãy xem xét những thói quen ngốn tiền của bạn, nó có ích hay không, nó ngốn bao nhiêu tiền 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… Từ đó để có động lực từ bỏ chúng nếu muốn tiết kiệm tiền. Những thói quen đó có thể là thuốc lá, rượu bia, cuồng shopping thậm chí chỉ là thói quen ngó nghiêng các shop online hay thói quen “mời các cô gái đi chơi”…

Nếu bạn chưa có hoặc còn phân vân về ý tưởng kinh doanh có thể tìm đọc thêm thông tin trong loạt bài chia sẻ về ý tưởng kinh doanh mà Kinh Doanh Việt cung cấp, và cũng có thể thiết kế website giá rẻ để thực hành ngay những gì bạn thích nhé!

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

Xem tiếp 10 mẹo tiết kiệm tiền tiếp theo trong phần 2


Chia sẻ bài viết này