Các ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới có thể kể đến Walt Mart, Lotte, Amazon,…còn ở Việt Nam có Thegioididong, Vin Mart,…Đây đều là những thương hiệu thành công với hàng chục chi nhánh khác nhau, tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Không thể phủ nhận thì phần mà các ông lớn này nắm giữ rất lớn, nhưng không có nghĩa bạn, hoặc bất kì một nhà bán lẻ nhỏ nào đó không thể cạnh tranh được với họ. Sau đây chúng tôi sẽ mách bạn 5 cách cạnh tranh với ông lớn bán lẻ đó.
1. Tìm thị trường ngách để cạnh tranh với ông lớn bán lẻ
Điều tất nhiên là các ông lớn bán lẻ không thể một tay che trời, còn rất nhiều thứ mà họ chưa thể khai thác hết được. Thế nên thay vì lấy cái yếu của mình để đối đầu với cái mạnh của họ không bằng chọn cái họ yếu để đặt chân vào.
Lấy một ví dụ điển hình, Thegioididong chuyên bán các sản phẩm di động của các thương hiệu đã có tiếng tăm trên thị trường, đối tượng mà họ hướng đến chủ yếu là người đã đi làm và có tiền. Nhưng hiện nay một đối tượng khách hàng nữa cũng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động rất nhiều mà Thegioididong chưa quan tâm đến, là học sinh. Học sinh là lứa tuổi chưa tự làm ra tiền, phải phụ thuộc vào bố mẹ, tính cách chưa được định hình lại hay chạy theo trào lưu nên nếu biết cách tận dụng bạn sẽ có thể bán được rất nhiều. Hiện nay các hãng di động cũng có các mẫu thiết kế riêng dành cho đối tượng này với mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng, bạn có thể nhập hàng về bán.
Điều quan trọng trong cạnh tranh không phải chạy đua với người ta mà phải biết tận dụng các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và đối thủ.
2. Hiểu nhu cầu khách hàng
Một lợi thế nữa của bạn khi cạnh tranh với ông lớn bán lẻ, là bạn có thể thu nhỏ thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó xác định tập khách hàng mục tiêu. Đây là một điều rất quan trọng, bạn còn yếu kém thì đừng lên mở rộng độ bao phủ của mình, thay vào đó chỉ nên nhắm vào đối tượng tiềm năng nhất.
Khi tìm hiểu kĩ về khách hàng, bạn sẽ biết được sở thích, nhu cầu của họ, từ đó có chiến lược xây dựng sản phẩm hay lên kế hoạch tiếp thị hiệu quả hơn.
3. Kết hợp giữa bán lẻ truyền thống với trực tuyến
Khi quy mô của bạn nhỏ, việc chuyển đổi, đưa dữ liệu từ truyền thống lên trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn gia nhập thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bước nhanh hơn người khác trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng mức độ nhận biết của mình.
Trên môi trường mạng, bạn có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo dựa vào những công cụ có sẵn của Google, Youtube, Facebook,…giúp website của bạn được nhiều người biết đến hơn. Việc bán hàng của bạn cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách không gian hay giới hạn thời gian nữa, nhờ vào các công cụ đặt hàng trực tuyến rất tiện lợi.
4. Quản lý bán hàng bằng phần mềm
Nhắm tối ưu hóa công tác quản lý, tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thay vì áp dụng cách thức thủ công như trước. Việc áp dụng phần mềm giúp bạn dễ dàng quản lý hàng hóa dựa vào mã vạch, biết được tình trạng kho, kiểm soát nghiệp vụ bán hàng của nhân viên cũng như có được báo cáo chi phí, doanh thu bất kỳ lúc nào cần thiết. Các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay còn được tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích, ví dụ như quản lý từ xa trên thiết bị di động chẳng hạn, cho phép bạn theo dõi quá trình kinh doanh của cửa hàng mọi lúc mọi nơi.
5. Áp dụng thương mại di động
Đây hoàn toàn là một lĩnh vực mới, có xuất phát điểm từ thương mại điện tử. Thương mại di động tuy ra đời sau nhưng đang dần khẳng định được vị thế của mình, dựa vào đà phát triển của công nghệ khi liên tục cho ra đời các thiết bị di động đa tính năng và giá cả phải chăng.
Thương mại di động bao gồm các việc cung cấp các dịch vụ thương mại, trao đổi mua bán trên mạng truyền thông bằng các thiết bị di động, và các dịch vụ tiếp thị, tin tức. Lượng người dùng di động đang tăng lên đáng kể, bạn có thể tận dụng điều này để có các kế hoạch mở rộng kinh doanh tốt hơn.