7 khó khăn khi khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ (phần 2)

Khởi nghiệp kinh doanh là bài toán nhiều bước giải với các con số là tiền, tâm và sức lực, hãy tham khảo 7 khó khăn sẽ phải đương đầu dưới đây trước khi khởi nghiệp với một cửa hàng bán lẻ.

4. Địa điểm kinh doanh

Địa điểm với cửa hàng bán lẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Một địa điểm đẹp có thể giúp cửa hàng tăng lượng khách đến cửa hàng, tặng lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu cũng tăng. Vậy nên một địa điểm đẹp là có thể rơi vào tầm mắt người mua một cách nhanh nhất, nhiều nhất, đi lại thuận tiện nhất. Đó là những con phố lớn, trục đường chính, nơi có đông người qua lại, có vỉa hè rộng, những con phố chuyên kinh doanh một loại mặt hàng. Tuy nhiên đó là những nơi có giá thành thuê khá cao vậy nên hầu hết các cửa hàng lựa chọn những nơi có điều kiện phù hợp với túi tiền và sử dụng các công cụ hỗ trợ khác để bổ trợ kinh doanh.

5. Thời điểm khởi nghiệp kinh doanh

Một số mặt hàng kinh doanh có tính thời vụ nên bạn cần kiên nhẫn “ủ mưu” chứ không nên vội vàng. Đó cũng là để bản thân có thêm cơ hội tìm hiểu thêm về những nguy cơ và thách thức và có cách hạn chế ảnh hưởng. Tuy nhiên đại đa số ngành hàng bán lẻ đều có thể kinh doanh 4 mùa, trừ một số ngành đặc thù như kinh doanh đồ ăn, nước giải khát… Đối với các cửa hàng có tính thời vụ, bạn nên mở vào đầu mùa vụ, chẳng hạn như đầu tháng 4 dương lịch đối với các mặt hàng được ưa chuộng của mùa hè; hoặc đầu tháng 10 đối với các mặt hàng của mùa đông. Như các shop thời trang thì chỉ cần ra Tết âm lịch là đã thanh lí hầu hết hàng Đông và chuyển sang bán hàng mùa hè rồi. Riêng các shop thời trang, nên tránh dịp đầu năm do sức mua thường yếu, các đối thủ đứng lâu trong nghề thi nhau “Sale-off”, hoặc mẫu mã mới chưa kịp cập nhập và sản xuất nên sẽ không thuận cho người mới khởi đầu.

6. Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu ở đây đề cập tới cả thương hiệu cá nhân và thương hiệu bán hàng. Nghe thì có vẻ to tát nhưng nếu như bạn chỉ định kinh doanh nhỏ thì có thể sẽ chỉ cần thương hiệu bán hàng, nhưng thương hiệu cá nhân cũng tối quan trọng nếu như bán muốn cửa hàng của mình tồn tại lâu dài và mở rộng qui mô. Nói một cách đơn giản đó chính là ấn tượng của khách hàng về mô hình kinh doanh của bạn, cách trang trí cửa hàng, phong cách, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng…Một kế hoạch marketing toàn diện sẽ là phương án toàn diện nhất thời điểm này để có thể cạnh tranh với những đôi thủ dày dạn kinh nghiệm.

7.  Quản lý bán hàng và nhân sự

Công việc kinh doanh bán lẻ chắc chắn sẽ gây ra nhiều khủng hoảng đối với những người mới khởi nghiệp kinh doanh. Chưa kể thị trường lại đang có nhiều xáo trộn do sức ép từ khủng hoảng kinh tế, vậy nên một phương pháp quản lý chặt chẽ và chính xác là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các cửa hàng đều sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát các con số chạt chẽ. Nhà quản lý cũng phải đưa ra những chiến lược phát triển dựa trên cảm tính chủ quan của bản thân mà phải dựa trên thực tế các con số của cửa hàng.

 

Vậy nên để quản lý một hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ thì bạn cần nâng cao năng lực quản lý, xây dựng các quy trình quản lý bán hàng, quy trình kiểm kê, quy trình chăm sóc khách hàng. Các nghiệp vụ quản lý chi tiết như bán hàng, xuất – nhập kho, mua – bán nguyên vật liệu, quản lý ca làm và sự trung thực của nhân viên, quản lý hàng tồn, hàng sắp hết, hàng mới về, lợi nhuận, doanh thu, quản lý thông tin khách hàng cũ, chăm sóc khách hàng tiềm năng … đều phải được vận hành một cách trơn tru mà không có sai sót. Từ đó, dựa trên những báo cáo thống kê chi tiết, bạn có thể điều chỉnh hướng kinh doanh phù hợp với thị trường, cũng như tối đa hóa lợi nhuận của cửa hàng. Ngày nay các phần mềm quản lý bán hàng thông minh có khả năng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kể trên thay cho con người. Vậy nên việc sử dụng nên được chủ đầu tư xem xét, từ đó nhà quản lý sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc quan trọng.

7 khó khăn khi khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ (phần 1)

7 nguyên tắc bài trí cửa hàng bán lẻ

5 nỗi ám ảnh của người mới khởi nghiệp


Chia sẻ bài viết này