Bạn thường nghĩ ra nhiều những ý tưởng kinh doanh khả thi nhưng rút cuộc thì sao? Nó thường thất bại trước khi bạn bắt tay vào thực hiện. Một trong những lý do dẫn đến thất bại đó, là bởi bạn không xác định được thị trường mục tiêu của mình ngay từ đầu. Bất kể bạn có ý định kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa, việc xác định được thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến khả năng thành bại của một chiến dịch kinh doanh.
Về căn bản, có hai loại thị trường để bạn hướng đến, đó là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa hay thị trường này rất dễ hiểu. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh thời trang bán lẻ thì thị trường của bạn là người tiêu dùng, nhưng nếu bạn bán trang thiết bị văn phòng thì thường thị trường của bạn là doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hướng đến cả hai đối tượng người tiêu dùng và doanh nghiệp nếu bạn kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định như in ấn, cung cấp giải pháp bán hàng, các dịch vụ,….
Bí quyết lấy ý tưởng kinh doanh từ khách hàng
Những ý tưởng kinh doanh giúp bạn “hái ra tiền”
Không có một doanh nghiệp, công ty nào có thể cung cấp cho người tiêu dùng tất cả các sản phẩm, dịch vụ. Các tiêu chí xác định thị trường mục tiêu của bạn càng rõ ràng và chi tiết bao nhiêu thì bạn càng dễ hoạt động bấy nhiêu. Quy trình này được gọi là phân ngách thị trường và chính là chìa khoá thành công cho các công ty từ lớn đến nhỏ. Thị trường không tự động phân thành nhiều ngách, do đó, bạn cần một quy trình sàng lọc cẩn thận để chọn ra một ngách mà bạn có thể phục vụ tốt nhất. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với những bạn đang có ý định khởi nghiệp cách để xác định được thị trường mục tiêu
1. Lên danh sách
Trong đó ghi rõ đối tượng khách hàng bạn muốn phục vụ, bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt ví dụ như phạm vi hoạt động, loại hình khách hàng/doanh nghiệp bạn muốn hướng đến. Nếu không xác định được điều này, bạn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu, ví dụ như bạn nói thị trường mục tiêu của bạn là các bạn tuổi teen, nhưng thế vẫn chưa đủ, bạn cần biết chắc rằng mình muốn khách hàng tuổi teen là nữ hay nam, ở với gia đình không, thu nhập bao nhiêu,…
2. Tập trung vào chỉ một
Bước tiếp theo, bạn cần xác định mình muốn bán sản phẩm nào, tất nhiên bạn cần nhớ rằng bạn không thể cung cấp mọi thứ cho mọi đối tượng, do đó hãy tập trung vào một việc mà bạn có thể làm tốt nhất. Ngách thị trường không đồng nghĩa với lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, bán lẻ quần áo là một lĩnh vực kinh doanh, còn trang phục cho bà bầu công sở lại là một ngách thị trường.
3. Thấu hiểu khách hàng
Sai lầm của nhiều nhà khởi nghiệp cho rằng, mình cứ có sản phẩm tốt, sản phẩm đặc biệt thì khách hàng sẽ tìm đến bạn. Khi nhìn nhận cuộc sống từ quan điểm của khách hàng, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với nhu cầu của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là tiếp xúc và trò chuyện với khách hàng tiềm năng để hiểu thêm về những vấn đề họ quan tâm. Hãy cố gắng bán những sản phẩm mà họ mong muốn có được thay vì bán những thứ bạn có.
4. Khả năng tư duy phân tích
Ở giai đoạn này, ngách thị trường của bạn đã dần được định hình khi các ý tưởng bạn có và nhu cầu của khách hàng hợp được nối kết lại với nhau và tạo nên một điều mới. Một ngách thị trường hoàn chỉnh bao gồm năm yếu tố sau:
– Được khách hàng mong muốn
– Được hoạch định kỹ lưỡng
– Độc nhất
– Luôn phát triển, giúp bạn phát triển bền vững
5. Thăm dò và khởi nghiệp
Khi bạn đã có được một sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường ngách mình vạch ra, hãy thăm dò xem thị trường sẽ phản ứng thế nào bằng một số cách như dùng thử sản phẩm, hội thảo nhỏ, hoặc bản tin miễn phí. Những bước thăm dò này không cần phải quá tốn kém và sẽ giúp bạn rút ra những kinh nghiệm cần thiết trước khi chính thức tung sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.
Bắt tay vào thực hiện là bước cuối cùng của kế hoạch này,đĐối với nhiều doanh nghiệp, giai đoạn này vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định rõ ràng, việc thâm nhập thị trường sẽ là một chiến lược đã được chuẩn bị chứ không còn là một canh bạc đầy may rủi nữa.