Khởi nghiệp phải hiểu biết pháp luật

Khởi nghiệp bạn cần phải hiểu biết pháp luật để tránh những rủi ro không đáng. Đa số các nhà khởi nghiệp đều vướng mắc pháp lý và lúng túng trong khâu quản lý công việc dẫn đến những hậu quả khó lường đàng tiếc. Việc hiểu biết pháp luật là điều tất yếu trong việc khởi nghiệp thành công.

Hoạt động kinh doanh là các hoạt động ảnh hưởng đến các thành viên khác trong xã hội. Do đó, các hoạt động này được sự quản lý của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người xong xã hội. Hơn ai hết, những nhà khởi nghiệp phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho xã hội.

Khởi nghiệp bạn cần phải hiểu biết pháp luật để tránh những rủi ro không đáng

Từ hình thức hoạt động kinh doanh đến vấn đề bản quyền

Đến với các buổi tư vấn khởi nghiệp, câu hỏi đầu tiên của các bạn trẻ khởi nghiệp là nên chọn mô hình công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, cách thức đăng ký kinh doanh…
Rất nhiều trường hợp đáng tiếc khiến các bạn khởi nghiệp ở Việt Nam thất bại nặng nề do không hiểu rõ hai loại mô hình này gây ra. Một số ví dụ kinh điển là có bạn khởi nghiệp ký hợp đồng với đối tác xong xuôi mới phát hiện đó không phải là đại diện hợp pháp của đối tác! Các bạn không hiểu biết về vấn đề “đại diện pháp lý chính thức” là gì nên rơi vào hoàn cảnh thua lỗ, bị lừa rất đáng tiếc!
Đi sâu vào các vấn đề này các bạn trẻ trở nên lúng túng và đôi khi chịu thiệt thòi khi chọn sai mô hình cho hoạt động kinh doanh của mình khiến việc chia lợi nhuận hay tiến hành các bước phát triển công ty trở nên vướng mắc. Những cập nhật của pháp luật nước ta, không phải ai cũng có thể nắm bắt kịp thời và hiều rõ. Từ những thiếu sót đó, khởi nghiệp thường rất hay vướng mắc ngay từ khâu đầu tiên này- đăng ký doanh nghiệp!

Những câu hỏi về bản quyền và sở hữu trí tuệ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù đã qua nhiều năm tham gia thị trường quốc tế nhưng các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhận thức rất mơ hồ về vấn đề này.
Một số nhà kinh doanh còn quan niệm rằng chỉ cần thay đổi thiết kế một chút là các doanh nghiệp khác có thể “lách luật” và có sản phẩm na ná bạn. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, việc đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ, thương hiệu vô cùng được coi trọng. Thậm chí các doanh nghiệp khác dù có “lách luật” để nhái thương hiệu hay kiểu dáng của các đối thủ cũng bị dư luận lên án và bị coi là mất tự trọng thảm hại.
Thời gian để đăng ký thành công một sản phẩm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là khoảng 1 năm. Các bước gồm đăng ký, phản hồi, thông báo, thẩm định và cấp chứng nhận. Tuy thời gian kéo khá dài nhưng nếu được công nhận các sản phẩm, thương hiệu đăng ký sẽ được bảo hộ bắt đầu từ ngày đăng ký. Chi phí cho việc này thực ra không quá khổng lồ như ở nước ngoài nên lời khuyên từ các luật sư là các bạn khởi nghiệp nên thực hiện bước này nhanh chóng để tránh các rủi ro pháp lý sau này.

Đa số các bạn khởi nghiệp còn rất mơ hồ về pháp luật 

Kiến thức pháp luật để tạo công bằng và hiệu quả trong quản lý

Khi khởi nghiệp, các bạn sẻ trở thành người cung cấp công ăn việc làm cho người khác. Hiểu biết về luật lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ hưu, thai sản… là điều các bạn phải nắm rõ để không gây thiệt thòi hoặc tranh chấp về sau.
Ngay cả khi là người làm công ăn lương thì những kiến thức này cũng giúp các bạn tránh bị bóc lột và lạm dụng sức lạo động.

Kiến thức pháp luật cho các loại hình kinh doanh đặc thù

Công việc kinh doanh của bạn có liên quan đến vốn nước ngoài không? Có thuộc loại hình kinh doanh nhà nước cho phép không? Hoạt động kinh doanh của ban có vi phạm quyền lợi, ảnh hưởng đến các hoạt đông khác của xã hội không? Tùy vào ngành nghề, mô hình kinh doanh của bạn mà các bạn phải tìm hiểu và tìm đến các chuyên gia tư vấn luật pháp để trả lời các câu hỏi đó.
Khá nhiều bạn bạn trẻ khởi nghiệp khi chuyển sang một số hoạt động kinh doanh khác đã vấp phải những lỗi căn bản và bó tay nhìn doanh nghiệp mình chịu xử phạt mà đáng ra có thể tránh khỏi nếu tìm hiểu trước. Những sai lầm như vậy đôi khi dẫn đến giải thể doang nghiệp và người đứng đầu thường chịu thiệt thòi rất to lớn
Khởi nghiệp không dành cho những ai còn mơ hồ về kiến thức pháp luật, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay khởi nghiệp nhé!


Chia sẻ bài viết này