Hàng giảm giá khủng, người bán vẫn lời to

Những ngày cần kề Tết, dạo vòng quanh các con phố lớn nhỏ, đặc biệt là những con phố quần áo, phụ kiện không khó để thấy những băng rôn, biển hiệu xả hàng, SALE, xả toàn bộ hàng giá gốc,   hàng giảm giá…được treo la liệt. Vậy thực hư của trào lưu này là như thế nào? Liệu rằng người bán chịu thiệt và người mua được lời hay là ngược lại, hãy cùng phân tích để tìm ra câu trả lời đích thực cho vấn đề này.

Có thể nói rằng không phải ai cũng có đủ tài chính để có thể mua bất kì món gì mình muốn mà không cần nhìn giá, chính vì vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đại đa số người tiêu dùng đều nín thở chờ đến ngày các cửa hàng chăng biển giảm giá là ồ ạt tới. Không chỉ những cửa hàng bình dân mà hầu hết các nhãn hiệu nổi tiếng, cao cấp cũng không nằm ngoài trào lưu này. Có lẽ cũng chính vì vậy mà lượng khách trong các cửa hàng lúc nào cũng đông đúc, tấp nập bất kể thời gian, thời tiết. Nhưng chỉ những ai bước chân vào cửa hàng thì mới biết thực hư đằng sau tấm biển “SALE” là như thế nào.

1. Thực tế chất lượng hàng giảm giá

Bản thân cũng là người đã bước vào vô vàn các cửa hàng bởi vì các dòng chữ “xả toàn bộ hàng, giá nào cũng bán”, “sale all of item” nhưng đều thất vọng đi ra bởi không thể chấp nhận được chất lượng hàng giảm giá của đại đa số các cửa hàng. Trên thực tế hàng được giảm giá là những mặt hàng cũ, hàng tồn kho, hàng lỗi mốt mà cửa hàng không thể bán được thì đem ra trưng bày trong những dịp này. Những món đồ nhàu nhĩ được là lượt qua rồi trưng bày dưới ánh đèn vang là có thể trở nên lung linh, thu hút ánh nhìn của người mua. Cũng có nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh viên ngày thường không dám mua sắm nhưng đợt giảm giá là tranh thủ đi mua những món đồ hợp túi tiền. Mà tâm lý của người tiêu dùng khi bước chân vào cửa hàng rất háo hức và mong muốn mua được đồ nên chắc chắn sẽ cố gắng lựa một món đồ “tạm được” cho bản thân. Chính vì tâm lí đó nên hàng tồn được dồn đi, người mua nghĩ rằng mình mua được đồ rẻ, người bán cũng khấp khởi trong lòng.

2. Chỉ giảm giá một số mặt hàng

Việc treo biển “xả toàn bộ hàng” nhưng thực chất chỉ giảm một số mặt hàng là điều rất bình thường đối với các đơn vị kinh doanh. Người bán cũng sẽ chỉ để những mặt hàng lỗi hoặc lỗi mốt, lẻ size ra khu giảm giá, còn những mặt hàng đang được ưa chuộng khác vẫn giữ nguyên giá. Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng như thế có làm mất niềm tin của khách hàng? Nhưng câu trả lời là “không sao cả”, lí do bởi có rất nhiều cửa hàng sử dụng chiêu trò này nên người tiêu dùng đã quen thuộc và cảm thấy đây là chuyện bình thường. Hay truông hợp “Mua 1 tặng 1” nhưng thực chất lại là mua một sản phẩm được tặng kèm thêm phụ kiện hay món quà rất nhỏ như mua một chiếc áo, tặng kèm đôi quai áo hay mua một đôi khuyên tai tặng kèm một chiếc móc chìa khóa… Đấy là chưa kể nhiều cửa hàng cố tình kích giá lên cao hơn thường ngày rồi lại giảm xuống để đánh vào tâm lí ham rẻ của người Việt Nam. Như vậy, chiêu trò này lại có tác dụng thu hút lượt khách tới, khi đã bước chân vào thì chắc chắn ai cũng sẽ “cố xem cho bõ công” chứ hiếm ai bước ra luôn, khả năng bán được hàng vẫn rất cao.

3. Treo biển để câu kéo khách xem hàng

Hầu hết các ngày lễ, ngày kỉ niệm các cửa hàng đều tranh thủ để treo biển “SALE”, đây là một hành động cố ý nằm trong kế hoạch của các cửa hàng. Chính xác hơn, các biển “SALE” in chữ màu đỏ và thường rất to ấy chỉ mang tính lôi kéo khách hàng bước vào nhiều hơn. Cũng không phải ngẫu nhiên mà những tấm biển “SALE” đều được in chữ màu đỏ. Màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất, tạo cảm giác gần với người nhìn hơn so với thực tế. Do đó, sau đen và trắng thì đây là màu thường được chọn để viết chữ khi cần tạo chú ý. Thực chất thì mặt hàng đã giảm giá thường là bằng với giá gốc hoặc chênh nhau ít thôi, chủ yếu do tâm lý người mua, họ vui vì mua được đồ rẻ còn chủ thì vui vì bán được hàng. Vậy nên những chiêu trò nhỉ như vậy lại mang lại hiệu quả cao.

Trào lưu hàng giảm giá đang dần ăn sâu vào tiềm thức của cả người bán và người mua. Người mua không ý thức được rằng đó chỉ là một chiêu trò, hoặc họ ý thức được nhưng cho qua là đang cổ xúy cho hiện tượng này. Vậy nên mới có một hiên thực là “Hàng giảm giá khủng, người bán vẫn lời to”.

Bùng nổ dịch vụ kinh doanh cỗ bàn dịp Tết Nguyên Đán

Sự thật đằng sau các cửa hàng một giá

Kinh nghiệm bán bánh ngọt online


Chia sẻ bài viết này