Gặp gỡ 3 doanh nhân đang từng giây làm thay đổi thế giới

Đa số người khởi nghiệp, họ lựa chọn con đường kinh doanh với ước mơ trở thành người giàu có, kiếm được thật nhiều tiền, tuy nhiên cũng có người dành cả cuộc đời, công sức, lập ra các doanh nghiệp chỉ với mục đích giúp đỡ xã hội, cộng đồng với ước mong lớn lao thay đổi thế giới. Đó có thể là người phụ nữ mang theo quyết tâm bảo vệ hệ sinh thái ven biển, mang đến cuộc sống ấm no cho người dân các nước nghèo; cũng có thể là người đàn ông với mong muốn bảo vệ môi trường sống ở quê hương. Dưới đây là 3 doanh nhân tiêu biểu đang từng ngày, từng phút cố gắng bảo vệ thiên nhiên, con người, thay đổi cuộc sống.

Gặp gỡ 3 doanh nhân đang từng giây làm thay đổi thế giới

  1. 1. Alasdair Harris

Sáng lập: Blue Ventures

Luân Đôn – Vương Quốc Anh

Blue Ventures dự án tại các địa phương ven biển ở các nước đang phát triển với nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái biển. Nhà sáng lập Alasdair Harris chia sẻ rằng “Mọi người thường không đánh giá được vai trò của công tác bảo tồn hệ sinh thái ben biển. Đó là lý do tại sao trọng tâm tổ chức của tôi tập trung vào lợi ích của các dư án môi trường có thể mang lại. Nếu chúng ta có thể thành công trong việc này, tôi tin rằng chúng ta có thể có cơ hội phát triển sự bảo tồn đến quy mô hoàn toàn khác nhau”.

 

Tổ chức Blue Ventures tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ đa dạng môi trường biển bởi hiện nay trên thế giới có 500 triệu người phụ thuộc vào nghề cá quy mô nhỏ để sống và chỉ 3% các đại dương trên toàn cầu được bảo vệ. Hành động đầu tiên của tổ chức này là xây dựng lại hệ sinh thái khu rạn san hô ở Madagasscar khi ngành thủy sản của ngư dân giảm mạnh bởi không còn nhiều cá, bạch tuộc. Sau một thời gian hệ sinh thái ở đây phát triển mạnh với nhiều loài sinh sống ở rặng san hô.  Trong năm ngoái, tổ chức cũng đã phối hợp với trung tâm sinh thái và bảo tồn đại học Exeter thực hiện cuộc nghiên cứu rùa biển và phát hiện ra rằng hàng năm có khoảng hơn 40 nghìn cá thể rùa biển bị ngư dân đánh bắt. Điều này khiến cho loài này đối diện với nguy cơ tận diệt cao vì mục đích thương mại.

  1. 2. Ma Jun

Giám đốc – nhà sáng lập Viện các vấn đề về công cộng và môi trường

Bắc Kinh – Trung Quốc

Ma Jun được coi là chiến binh môi trường xuất sắc của Trung Quốc khi dành toàn bộ tâm huyết để bảo vệ cuộc sống và khuyến khích người dân tự mình lên tiếng bảo vệ quyền lợi trước sự xâm hại của ô nhiễm công nghiệp. Ông sáng lập ra Viện các vấn đề về công cộng và môi trường để tổng hợp nguồn dữ liệu trực tuyến về nước, không khí và những ghi nhận về chất thải độc hại tại đất nước sản xuất nhiều khí thải nhất thế giới này. Và chỉ trong vòng 5 năm, hơn 97 nghìn trường hợp vi phạm luật xanh tại Trung Quốc đã bị phát hiện, từ đó dẫn đến sự thay đổi tích cực.

 

Một trong những sự kiện tiêu biểu đó là cuộc chiến với các nhà máy của Apple đặt tại Trung Quốc khi vấn đề ô nhiễm kim loại nặng tại địa phương ở mức báo động. Sau khi bị Apple lờ đi hầu hết những cuộc gặp gỡ, thư tín, Ma đã sử dụng tất cả vũ khí để chiến đấu, từ việc sử dụng truyền thông đến cung cấp thông tin, video số liệu cụ thể. Apple cuối cùng phải thừa nhận trách nhiệm của mình và cam kết khắc phục những vấn đề về môi trường.

 

Ma nói: “Khi tôi nhìn vào những vấn đề môi trường của Trung Quốc, trở ngại thực sự không phải là việc thiếu công nghệ hay tiền, mà là sự thiếu động lực. Động lực nên đến từ những ràng buộc về luật, nhưng ràng buộc thì yếu và những vụ kiện môi trường gần như là vô vọng. Vì vậy, công chúng cần tham gia để tạo ra động lực”. Với những đóng góp của mình những tờ báo địa phương đã gọi Ma là một chiến binh lịch lãm, sâu sắc, còn tạp chí Forbes thì tặng ông danh hiệu “Chiến binh sáng tạo nhất thế giới”.

  1. 3. Safeena Husain

CEO – Educate Girl

Mumbai – Ấn Độ

Tổ chức này được thành lập năm 2007 với mục tiêu giải quyết các vấn đề, gốc rễ của hiện tượng bất bình đẳng giới đang diễn ra gay gắt trong hệ thống giáo dục của Ấn Độ nhằm đảm bảo 90% phụ nữ được phép đi học tại các cơ sở chất lượng. Educate Girl phối hợp với nhiều tổ chức trên thế giới như Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc – UNICEF, Pratham, Sandhan & Dasra thực hiện việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân và họ tin rằng nếu các cô gái ở vùng sâu vùng xa được giáo dục sẽ có khả năng làm việc tốt trong nền kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, thoát khỏi nghèo đói.

 

Safeena Husain  chia sẻ rằng: “Chúng tôi tìm kiếm những ngôi làm có hơn 50 trẻ em nữ bỏ học và sau khi biết chính xác họ là ai, tổ chức sẽ tổ chức một buổi họp thôn, có sự tham gia của lãnh đạo, giáo viên, hiệu trưởng, các bậc cha mẹ… Thay đổi quan niệm lạc hậu về phụ nữ và giáo dục là một quá trình dài nhưng cho đến nay tổ chức của tôi đã giúp đỡ cho hơn 1,3 triệu trẻ em trong đó bao gồm 80.000 nữ giới được đến trường học”.

 

Cô cũng cho biết tổ chức có một quỹ 3,2 triệu USD năm ngoái và đến năm nay là 3,5 triệu USD. Cô sẽ cố gắng nâng nó lên 9,5 triệu USD để giúp đỡ được 4 triệu trẻ em trên toàn Ấn Độ.

 

Nguồn: Inc.com


Chia sẻ bài viết này