Dự đoán mô hình thương mại điện tử lên ngôi trong năm 2018

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Với sự nở rộ của Internet và điện thoại di động (tính đến tháng 12/2013 Việt Nam có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là smartphone; gần 35 triệu người sử dụng Internet), các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Hàng loạt công ty thiết kế web thương mại điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ông Trần Trọng Tuyến – Giám đốc công ty DKT nhận định “Nếu xem quá trình phát triển thương mại điện tử là một con dốc vừa cao vừa dài, các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã sắp lên đến đỉnh dốc thì Việt Nam chúng ta mới chỉ bắt đầu leo dốc cách đây khoảng 5 – 7 năm. Lo ngại về sản phẩm kém chất lượng, người bán không thực hiện đúng cam kết, trả lại hàng hóa, bảo hành… làm cho quy mô và doanh thu thị trường chư đạt được đúng tiềm năng.”

Dự đoán mô hình thương mại điện tử lên ngôi trong năm 2018

Đồng thời khi người tiêu dùng dần thích ứng với loại hình kinh doanh trực tuyến này thì các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới liên tục xuất hiện. Theo dự đoán của những chuyên gia đầu ngành việc mua hàng trên mạng sẽ trở nên phong phú hơn trong năm 2018 với sự nở rộ của một số xu hướng thương mại điện tử mới.

1. Website cho phép khách hàng tự thiết kế sản phẩm

Trên thực tế mô hình kinh doanh đã xuất hiện cách đây 2 – 3 năm nhưng gần đây mới nở rộ và được khách hàng rất ưa chuộng. Lĩnh vực thường xuyên áp dụng hình thức này là thời trang, đồ ăn, nội thất, thậm chí là đồ công nghệ. Khách hàng có thể tự tay mình lựa chọn những mẫu yêu thích, chỉnh sửa rồi yêu cầu doanh nghiệp sản xuất. Ví dụ như webstie thiết kế thời trang dưới đây, khách hàng có thể lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với bản thân, thậm chí thiết kế thêm những hình ảnh cá nhân vào chiếc áo.

Khách hàng có thể tự thiết kế sản phẩm cho mình

Xu hướng này tạo ra cơn sốt với người tiêu dùng bởi trên thực tế hiện nay mọi người đều muốn thể hiện bản sắc cá nhân vào trong từng đồ dùng. Đặc biệt với những người có khả năng về mỹ thuật, họ có thể thoải mái sáng tạo ra bộ cánh yêu thích nhất. Ngoài ra hiện nay trong một số lĩnh vực còn áp dụng công nghệ 3D vào trong việc thiết kế để hỗ trợ khách hàng hơn trong việc tạo ra sản phẩm ưng ý. Tất nhiên giá thành của sản phẩm sau khi tạo xong cũng không hề rẻ, nó thường có hơn 1 hoặc 1, 5 so với giá thông thường. Bên cạnh đó do một số khó khăn về công nghệ, vốn, rủi ro cao khi khách hàng không nhận sản phẩm thiết kế vì không đúng yêu cầu nên mới chỉ có một số doanh nghiệp mạo hiểm áp dụng mô hình này (chủ yếu là những đơn vị tự chủ về sản xuất).

>Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

2. Người nổi tiếng lấn sang con đường kinh doanh

Giá trị của thương mại điện tử không phải chỉ các doanh nghiệp có thể nhận thấy mà những người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, người mẫu…) cũng hiểu rõ. Tuy nhiên khác với các doanh nghiệp, những người nổi tiếng thường sở hữu cho mình một lượng fan cực kỳ đông đảo, có thể nói họ tận dụng chính danh tiếng để quảng bá nên sản phẩm họ đại diện hoặc sản xuất thường nhận được sự ủng hộ cao.

Website thời trang của cô nàng ca sĩ nổi tiếng Jessica

Trên thế giới loại hình này cực kỳ phổ biến như Lady Gaga với dòng nước hoa Dame, Jessica (thành viên cũ của SNSD) với thương hiệu thời trang Blanc; Victoria Beckham với thương hiệu mang tên mình. Ngay ở thị trường trong nước các ca sĩ, diễn viên cũng bắt đầu xây dựng thương hiệu như Mỹ Tâm – thời trang Nightingale hay Lý Nhã Kỳ. Dưới sức ảnh hưởng của tên tuổi, dù họ không phải là những chuyên gia kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận cực lớn. Người hâm mộ sẵn sàng chi tiền để mua tất cả những thứ liên quan tới thần tượng như là cách thể hiện tình yêu. Sức mạnh của sự hâm mộ, thậm chí bước đến tầm tín ngưỡng đã mang đến thành công rất lớn trong việc kinh doanh của người nổi tiếng.

3. Xu hướng thương mại điện tử cho khách hàng dùng thử

Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2013 của Cục thương mại điện tử Việt Nam, nguyên nhân chính khiến khách hàng cảm thấy e ngại khi mua hàng trực tuyến đó là họ không được trực tiếp trải nghiệm về sản phẩm, lo ngại về hàng giả, hàng nhái. Chính vì sự thiếu hụt lòng tin đó cùng với một số tin tức về chất lượng sản phẩm được báo chí phản ánh khiến người tiêu dùng Việt luôn đề cao cảnh giác khi sử dụng loại hình này. Nắm bắt được yếu tố đó, nhiều doanh nghiệp đã phát triển dịch vụ thương mại điện tử cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm, đổi trả khi gặp phải lỗi trong quá trình sử dụng.

Trào lưu này thường xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ và điển hình nhất thuộc về thegioididong.com với chương trình đổi trả trong 14 ngày sau khi sử dụng sản phẩm. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ra mắt, các cửa hàng đã thu hút hàng nghìn người và đơn hàng bởi khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn, họ có thể đổi lại sản phẩm mình không thích (tất nhiên mất ít phí). Tuy nhiên loại hình này cũng chứa đựng một số rủi ro, bài học của Nguyễn Kim với chuỗi cửa hàng thế giới số 24G là điển hình cho những ai muốn đi theo hình thức kinh doanh trực tuyến này.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới


Chia sẻ bài viết này