Được đánh giá là có tốc độ phát triển về mảng thương mại điện tử khá mạnh. Tuy nhiên thị trường này tại Việt Nam tồn tại khá nhiều bất cập, có phát triển nhanh nhưng chất lượng không được như mong đợi. Điều này là do những bất cập còn tồn tại kìm hãm sự phát triển, thêm vào đó là nhiều điểm yếu không thúc đẩy được hiệu quả tương xứng với tốc độ phát triển. Đây đều là những điểm yếu rất cơ bản mà ít người nhận thấy, điều đó khiến việc xây dựng các chiến lược không bám sát được thị trường nên có khá nhiều sự thất bại của không ít các doanh nghiệp. Những điểm yếu chết người của thương mại điện tử Việt dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ điều đó.
1, Thương mại điện tử Việt còn nặng vấn đề tâm lý
Vấn đề đầu tiên phải đề cập đến là cả tâm lý tiêu dùng và tâm lý kinh doanh của người Việt. Khi đã quá quen với việc mua sắm trực tuyến, được cảm nhận về sản phẩm, được mặc cả giá, sử dụng tiền mặt đã ăn quá sâu vào đời sống người Việt thì việc cố thay đổi 1 điều gì đó khác lạ như thương mại điện tử sẽ gặp nhiều hạn chế. Tuy đã phát triển tại Việt Nam khá lâu, và ngày nay quy mô thương mại điện tử ngày càng mở rộng nhưng nó chỉ tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, những tâm lý này đặt nặng ở các khu vực ngoài thành phố, nông thôn. Trong khi đó số lượng này chiếm con số lớn hơn. Điều này khiến nhiều chủ doanh nghiệp cũng thấy ái ngại vì liệu rằng họ có được khách hàng đón nhận. Đây cũng là 1 hạn chế trong tâm lý kinh doanh của không ít doanh nhân Việt.
2, Điện thoại thông minh chưa được phát huy đúng lợi thế
Được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển của smart phone với số lượng người sử dụng khá đông và nhanh. Tuy nhiên sự phổ biến này chỉ là những dòng máy giá rẻ của nhiều thương hiệu nhỏ. So với các quốc gia trong khu vực thì smartphone với thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn là vấn đề khó khăn. Thêm vào đó là nhu cầu sử dụng những dòng điện thoại thông minh này cho mua sắm không nhiều, vì vậy mục đích phục vụ thương mại điện tử không khả quan. Thay vào đó người ta thích lướt nét và khảo giá nhiều hơn là trực tiếp mua sắm.
Bài toán nan giải của thương mại điện tử Việt Nam: Niềm tin của khách hàng
Những sai lầm chết người khi kinh doanh trên mạng xã hội
Những lý do khiến bạn phải sử dụng email marketing
3, Thương mại điện tử bị hạn chế về địa lý
Một hạn chế của Việt Nam hiện nay là tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, thấp nhất trong khu vực. Điều này sẽ tạo hạn chế cho sự phát triển thương mại điện tử, vì sức mua của người dân nông thôn yếu hơn người đô thị. Việc phổ biến internet ở nông thôn cũng ít hơn, và việc giao nhận hàng ở khu vực nông thôn hạn chế hơn do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, do đó việc tiếp cận khu vực nông thôn – khu vực rộng lớn nhất ở Việt Nam – là thách thức. Việt Nam cũng có vùng địa lý hẹp và dài, phân rõ hai cực Nam – Bắc nên việc giao hàng toàn quốc sẽ khó khăn. Đây là điều mà ít ai làm về thương mại điện tử chú ý tới vì các phương thức giao hàng quá nhiều, tuy nhiên điểm yếu này sẽ hạn chế thời gian nhận hàng cho khách đáng kể.
4, Thanh toán nghèo nàn
Điều này là hệ thống tại nước ta cho thương mại điện tử còn yếu, sự liên kết giữa các bên như ngân hàng, trung gian không chặt chẽ. Thêm vào đó là tâm lý quen sử dụng tiền mặt khiến người tiêu dùng không mặn mà với các phương thức trực tuyến. Vì vậy cho dù có đặt hàng qua các trang thương mại điện tử người tiêu dùng thường lựa chọn cách thanh toán khi lấy hàng hơn là gửi trực tuyến bằng chuyển khoản. Ngay cả việc sử dụng thẻ cũng khiến họ cảm thấy bất tiện nhiều hơn là tiền mặt.
Tóm lại với sự phát triển của thương mại điện tử như hiện nay còn tồn tại khá nhiều hạn chế, điều đó hạn chế khá lớn sự đi lên của mỏ vàng này. Tuy nhiên với tốc độ hiện nay, và nền kinh tế mở cửa tin rằng trong thời gian tới thương mại điện tử Việt sẽ có nhiều biến chuyển mang tính nổi bật hơn.
Có thể bạn cần biết:
3 cách sử dụng mobile marketing để giữ chân khách hàng hiệu quả
4 nguyên tắc cơ bản trong SEO để tăng traffic cho website
8 lợi ích của lưu trữ dữ liệu trực tuyến bạn nên biết