Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của mạng truyền thông đang thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế theo nhiều hướng khác nhau. Đặc biệt là sự gia tăng ngày càng nhiều số lượng người kinh doanh trực tuyến. Và hơn thế các cửa hàng kinh doanh trực tuyến là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều người tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc nhưng không đem lại hiệu quả. Sau đây Kinh Doanh Việt sẽ chỉ cho các nhà kinh doanh các bước như thế nào hiệu quả trong kinh doanh trực tuyến.
1. Tìm hiểu và lựa chọn thị trường
Bạn có cho mình được sản phẩm kinh doanh và hi vọng sản phẩm đó sẽ tiếp cận được tới người tiêu dùng. Tuy nhiên sai lầm cho những người bắt đầu kinh doanh là không tìm hiểu kỹ thị trường mà họ chuẩn bị kinh doanh.
Trước hết hãy xem bạn cần gì ở thị trường này, thị trường này đang gặp vấn đề gì, khách hàng là những ai và nhu cầu chính của họ là gì, sản phẩm của bạn có đủ tốt để giải quyết nhu cầu của họ không. Tìm hiểu càng sâu thị trường bạn càng có nhiều thông tin hữu ích cho công việc kinh doanh trực tuyến của mình.
Sau khi phân tích thị trường cụ thể, hãy chọn cho mình một thị trường ngách phù hợp để bắt đầu kinh doanh.
2. Xây dựng website cho cửa hàng kinh doanh trực tuyến
Hãy đứng vào nhu cầu của người tiêu dùng, hãy đặt vị trí của bạn vị trí của khách hàng để thiết kế giao diện trang web phù hợp.
Sự đơn giản luôn mang lại nhiều hiệu quả hơn cả.
Sắp xếp hình ảnh ấn tượng, xây dựng nội dung chi tiết, hình ảnh sản phẩm bắt mắt, ứng dụng các tính năng tiện ích cần thiết sẽ thu hút khách hàng hiệu quả. Hãy cho khách hàng thấy sự thoải mái, thỏa mãn khi họ ghé thăm website ngay từ lần đầu. Ấn tượng đầu tiên luôn giữ chân khách hàng lâu và tạo sự tin tưởng với họ. Trong kinh doanh trực tuyến, sự tin tưởng rất quan trọng quyết định đến sự thành công.
Để tạo ra một website bằng việc thuê công ty thiết kế web, hoặc tự xây dựng web cho mình bằng các công cụ tạo website miễn phí, bạn không phải mất đồng nào cho thiết kế và lưu trữ. Và chi phí bạn phải bỏ ra là tên miền.
3. Thiết lập các hình thức thanh toán
Bất cứ trang web kinh doanh trực tuyến nào cũng cần xây dựng hệ thống thanh toán. Bạn có thể lựa chọn các kênh thanh toán liên kết với ngân hàng thông qua các hệ thống thanh toán điện tử, cổng thanh toán điện tử. Và nên nhớ càng đơn giản bao nhiêu càng hiệu quả bấy nhiêu. Quá trình thanh toán chi phí quá phức tạp khách hàng sẽ cảm thấy rất khó chịu và chán nản với cửa hàng trực tuyến của bạn.
Các phương thức thanh toán cần được thiết kế đa dạng để khách hàng lựa chọn. Các website tạo bởi các siêu web cũng sẽ được cấu hình sẵn với 3 hình thức thanh toán online là: thanh toán qua thẻ visa, thanh toán qua thẻ điện thoại và thanh toán qua ATM. Bên cạnh đó bạn nên cung cấp chi tiết cho khách hàng các bước hướng dẫn để họ dễ dàng thực hiện các thao tác, cũng như những lưu ý để họ tránh mắc phải những sai lầm khi thanh toán trên cửa hàng kinh doanh trực tuyến.
Bạn nên đăng tải những thông tin chính thức về tài khoản ngân hàng của bạn ngay trên website để tạo cho khách hàng cảm giác uy tín và sự minh bạch rõ ràng.
4. Đảm bảo tính bảo mật cho kênh kinh doanh trực tuyến
Những thông tin trên website của bạn cần được bảo mật an toàn nhất để tránh thất thoát thông tin của người tiêu dùng, điều này là vô cùng quan trọng. Mạng xã hội luôn có lợi ích nhất định nhưng cùng với đó là những chiêu trò nhằm khai thác các thông tin cá nhân của khách hàng. Và họ sẽ rất ái ngại nếu trang web của bạn không thể có tính bảo mật với những thông tin cá nhân mà họ cung cấp.
Nếu bạn đảm bảo được sự an toàn với khách hàng trên trang kinh doanh trực tuyến của bạn thì sẽ không có khách hàng nào từ chối sản phẩm bạn cả, hay ít nhất họ cũng ở lại website của bạn lâu hơn.
Hãy sử dụng hệ thống an toàn cao và có độ tin cậy lớn để xây dựng website cho mình. Nếu bạn tạo website bán hàng với Siêu web thì các cửa hàng trực tuyến của bạn đang chạy chung server với các dịch vụ hàng đầu thế giới như Dropbox, Foursquare, Adobe… Và bạn hãy hoàn toàn yên tâm tính bảo mật và ổn định của những website tại Siêu web.
Có thể bạn cần biết:
Để kinh doanh trực tuyến hiệu quả (p2)
9 lí do để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến (phần 1)
9 lí do để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến (phần 2)