Cuối năm “mổ xẻ” thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2017

Sau một năm sóng gió, vật lộn trên thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2017, các chủ shop, chủ thương hiệu kinh doanh online chắc hẳn đã có không ít kinh nghiệm đau thương rút ra từ những thất bại và thành công. Cuối năm đến rồi cùng Kinh Doanh Việt nhìn lại và mổ xẻ thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2017 và đánh giá hướng phát triển năm 2018 nhé.

Ba xu hướng dẫn dắt thị trường bán lẻ Việt Nam 2017

Chuỗi cửa hàng tiện ích 24h lên ngôi

Bên cạnh những chuỗi siêu thị nhỏ, siêu thị mini của doanh nghiệp nội địa VinGroup tiếp tục phát triển, thị trường bán lẻ Việt Nam 2017 đã đón nhận thêm sự bùng nổ của chuỗi Circle K, chuỗi 7-Eleven. Và bạn có cảm thấy lo ngại khi những chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất thế giới này ập đến con phố nhà bạn? Với sự bùng nổ của chuỗi cửa hàng 24 giờ đến từ các tập đoàn, siêu công ty nước ngoài, thị trường bán lẻ Việt Nam 2018 sẽ tiếp tục là cuộc cạnh tranh khốc liệt. 2018 – 2020 là giai đoạn mà bạn – những chủ shop bán lẻ ở Việt Nam nếu không chịu thay đổi sẽ có nguy cơ tụt hậu mãi mãi hoặc phá sản.

Chuỗi kinh doanh dịch vụ ăn uống dẫn đầu thị trường bán lẻ

Bà Mai Võ, Trưởng bộ phận Dịch vụ bán lẻ Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, trong hai năm tới, các ngành dịch vụ ăn uống, thời trang và chăm sóc sức khoẻ sẽ là các ngành chủ chốt dẫn dắt sự phát triển của ngành bán lẻ. Sự chuyển dịch này cũng phù hợp với xu hướng nổi bật trong báo cáo thường niên “Main Streets Across the World – Những con phố chính trên toàn thế giới” vừa được Cushman & Wakefield công bố. Dịch vụ ăn uống sẽ tiếp tục tiên phong trên thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2018 do đặc trưng về độ tuổi dân cư – ngưỡng cửa của giai đoạn dân số vàng, thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục bùng nổ chuỗi dịch vụ ăn uống với nhiều cơ hội.

Omnichannel “lên ngôi”

Rậm rịch được khoảng hơn hai năm ở Việt Nam, đến nay – 2017 xu hướng omnichannel thực sự lên ngôi trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Nói như ông Lê Thiết Bảo: “Sau nhiều năm lăn lộn với thương mại điện tử (TMĐT) thuần online, trải qua rất nhiều thất bại, đau thương, tôi mới nhận ra, bán lẻ đa kênh (OmniChannel) mới là tương lai của ngành TMĐT Việt Nam”. Vì sao là OmniChannel? OmniChannel đơn giản là kết hợp bán lẻ (bán tại Pos) với bán trên mạng (online trên các sàn thương mại điện tử và website…).  Đây là công cụ được nhiều doanh nghiệp ở mọi quy mô ứng dụng để gia tăng doanh số bán hàng, trong thời đại khách hàng luôn có nhiều công cụ để tiếp nhận thông tin. Nên các chủ shop cần một nền tảng mà khách hàng sử dụng 24/7 để nắm bắt những khoảnh khắc mua hàng. Thực chất, xu hướng này đi theo hành vi mua sắm phức tạp của người dùng ở Việt Nam. Lượng người và thời gian “lang thang trên mạng xã hội tìm kiếm, đọc báo, xem phim,… rất cao:

Vì vậy, mô hình bán lẻ đa kênh – OmniChannel là công thức kết hợp chính xác nhất, đáp ứng thay đổi thị trường bán lẻ năm 2017, khai thác triệt để thói quen mua sắm của người dùng. Nếu bạn đang là một chủ shop truyền thống, muốn tồn tại trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn tới 2018 – 2020, nhất thiết phải sử dụng chiến lược phủ sóng – bán hàng đa kênh để giúp bạn tăng trưởng doanh số và đánh bại đối thủ cạnh tranh. 

Tổng kết xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam 2017 

Dự đoán xu hướng dẫn dắt thị trường bán lẻ Việt Nam 2018

Omnichannel tiếp tục được đẩy mạnh cho các chủ shop vừa và nhỏ

Omnichannel ở Việt Nam mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của sự phát triển. Những hình thức Omnichannel vẫn còn sơ khai, kênh phân phối nào nên được bạn chú trọng, thông qua việc nhìn biểu đồ tăng trưởng của doanh thu, và dễ dàng trong việc thực hiện hình thức đó. Một số mô hình Omnichannel ở Việt Nam:

Ở bài viết sau, Kinh Doanh Việt sẽ reviews chi tiết từng mô hình Omnichanel nhé. 

Cuộc đua thanh toán di động trên các sàn thương mại điện tử

Có vẻ như việc hướng tới một xã hội không có tiền mặt đang là mục tiêu của nhiều tập đoàn thương mại điện tử. Với tỉ lệ thâm nhập của smart-phone, hai nhà cung cấp thanh toán Alipay và Apple Pay đang nhắm đến nhiều thị trường mới nổi có cơ sở hạ tầng tài chính tương đối kém phát triển để phát triển hình thức thanh toán di động. Ở Việt Nam,  Alibaba đầu tư vào Lazada, nên xu hướng áp dụng nền tảng thanh toán Alipay vào sàn thương mại điện tử này là tất yếu.

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2017 đã có những bước lột xác ngoạn mục. Điều này đồng nghĩa với những thách thức và cơ hội các chủ shop sẽ phải đối mặt  trong năm 2018. Hi vọng các chủ shop tiếp tục vững tay chèo và kinh doanh ngày càng thành công nhé. 


Chia sẻ bài viết này