Cửa hàng tiện lợi – câu chuyện mới của ngành bán lẻ Việt

Được cho là thị trường sẽ đem lại nhiều tiềm năng lớn cho sự phát triển của thị trường bán lẻ, Việt Nam đang được các công ty nước ngoài nhòm ngó đến không  ít với nhiều dự án đầu tư đang và sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, có lẽ dễ dàng nhận thấy là sự thay đổi của nhiều công ty trong nước, hay các nhà kinh doanh nhỏ với các cửa hàng tiện lợi. Phát triển cùng với tốc độ của đời sống xã hội và nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cũng như mức sống đô thị của người dân, những cửa hàng tiện lợi càng mọc lên nhiều hơn. Nhưng câu hỏi mà người ta đặt ra là bao giờ chúng mới có “lợi”. Hãy đến với câu chuyện mới của ngành bán lẻ Việt.

Cửa hàng tiện lợi thi đua mở chuỗi

Có lẽ đây sẽ là thời điểm được ngành bán lẻ nhớ mãi khi chưa có thời điểm nào mà các cửa hàng tiện lợi lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hầu hết sự phát triển của ngành bán lẻ như hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại đều đẩy mạnh thêm sự phát triển của phân khúc cửa hàng tiện lợi. Tổng giám đốc Saigon Co.op, Bà Nguyễn Thị Hạnh cho biết, trong năm vừa qua doanh nghiệp đã mở được 17 cửa hàng tiện lợi Co.op Food với 30 cửa hàng Co.op. Thậm chí, chủ trương này sẽ vẫn được thực hiện trong năm nay với việc mở thêm 30 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố HCM.

Không chỉ có Saigon Co.op, cuối tháng 4 vừa qua, chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop thông báo đã chấm dứt việc hợp tác với G7 – đối tác của đơn vị này từ năm 2011.

Chia tay đối tác nội, Ministop tìm đến Sojitz, một tập đoàn giàu kinh nghiệm của Nhật Bản. Sojitz sẽ hỗ trợ Ministop phục hồi hoạt động của hệ thống này – vốn gần như đình trệ – tại Việt Nam.

Aeon, công ty mẹ của Ministop, đã xuất hiện rất rầm rộ tại Việt Nam với việc mở ra 2 shopping mall rất lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãng bán lẻ này cũng bắt tay với Citimart và Fivimart – 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam để bành trướng trong lĩnh vực siêu thị. Với việc bắt tay với Sojitz, Aeon đang cho thấy tham vọng tấn công cả trong lĩnh vực của hàng tiện lợi.

Cùng với sự phát triển của các thành phố lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi (convenient store) đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, người dân đã bắt đầu quen với sự có mặt của loại hình bán lẻ hiện đại này.

Thị trường bán lẻ Việt Nam có thực sự bão hòa?

8 bí quyết kinh doanh đáng nhớ trong bán lẻ (P1)

 

Tiềm năng phát triển của các cửa hàng tiện lợi

Theo công ty nghiên cứu Nielsen Việt Nam, việc người tiêu dùng có khả năng chi tiêu nhiều hơn để mua sắm và việc không có thời gian cho công việc nội trợ sẽ là xu hướng thúc đẩy các cửa hàng tiện lợi phát triển.

Và người ta so sánh số  lượng cửa hàng tiện lợi với những quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan thì con số cửa hàng này tại Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn. “Với sự tham gia của những tên tuổi lớn quốc tế như Circle K hay Family Mart, mô hình này chắc chắn sẽ phát triển rất mạnh tại Việt Nam trong tương lai gần”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam nhận định.

Ông Kigure Takahiko, giám đốc điều hành chuỗi Family Mart chia sẻ, đến nay Việt Nam với 90 triệu người chỉ có 400 cửa hàng, trong khi đó với dân số chỉ 60 triệu người, Thái Lan có đến 10.000 cửa hàng tiện lợi. Nhật Bản là 50.000 cửa hàng cho 130 triệu người.

Kênh bán lẻ Việt Nam “hút” nhà đầu tư ngoại

4 lời khuyên để đảm bảo thành công cho cửa hàng bán lẻ

Cửa hàng tiện lợi bao giờ sẽ có “lợi”

Tốc độ phát triển không hề nhỏ, lợi nhuận mang đến là con số đáng mơ ước và thị trường đầy tiềm năng này thật sự còn nhiều màu mỡ. Nhưng nhìn chung tại thị trường Việt, cửa hàng tiện lợi chưa phải phương án phát triển tối ưu.

Sự thất bại của mô hình cửa hàng tiện lợi, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, đến từ vấn đề giá. “Quả là cửa hàng tiện lợi có lợi cho người dân. Bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của mô hình này nằm ở vấn đề giá cả”.

Giá bán quá đắt là điểm trừ rất lớn của mô hình này, khiến người tiêu dùng Việt không mặn mà tìm đến những cửa hàng tiện lợi.

Một điểm trừ lớn khác đó là các cửa hàng tiện lợi thường không có đồ tươi sống, trong khi theo thống kê của Nielsen, 86% số người Việt đến cửa hàng tiện lợi sẽ tìm mua đồ ăn và nước uống. Và theo các chuyên gia, một mô hình cửa hàng tiện lợi cần tối thiểu 150 điểm bán để đạt tới điểm hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Nếu chỉ có vài điểm bán, chuỗi vừa hoạt động không có lãi, vừa có giá bán đắt không cạnh tranh được với thị trường. Hiện nay, chưa có chuỗi cửa hàng tiện lợi nào đạt tới con số này.

Ngoài ra, với thị trường trong nước còn có vấn đề về mặt bằng, kinh nghiệm tiêu dùng, thói quen mua sắm hay sự rườm rà trong công tác cấp phép khiến mô hình cửa hàng tiện lợi chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn tại thị trường Việt. Và trong tương lai, có lẽ đây sẽ trở thành sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn là các doanh nghiệp trong nước.

Có thể bạn cần biết:

5 mẹo gia tăng cạnh tranh cho kinh doanh bán lẻ nhỏ

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trong bán lẻ


Chia sẻ bài viết này