Các cụ vẫn có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, đặc biệt trong kinh doanh những ngày Tết. Bởi Tết là một khởi đầu cho một năm mới, mà “vạn sự khởi đầu nan”, gian nan cũng không hề nản. Vậy theo truyền thống, chúng ta cần biết những điều kiêng kỵ trong buôn bán ngày Tết – nên và không nên làm những gì trong buôn bán ngày Tết để cả năm thuận lợi? Hãy cùng Kinh Doanh Việt tìm hiểu nhé, dù bạn tín hay không tin, tốt nhất là kiêng kỵ cho lành nhé.
Những điều kiêng kỵ trong buôn bán ngày tết – nên và không nên làm gì để “buôn may bán đắt”
Không quét nhà 3 ngày tết
Dân gian tương truyền ngày xửa ngày xưa có một lái buôn Âu Minh người Trung Hoa được ngài Thủy thần ban tặng cho nàng Như Nguyện khi ngang qua hồ Thành Thảo. Kể từ ngày đưa Như Nguyện về nhà nuôi, sự nghiệp làm ăn của Âu Minh ngày càng phát đạt, tiếng tăm khắp vùng. Thế nhưng vào một ngày Tết, do không làm chủ được cơn giận dữ, ông đã đánh người hầu của mình, làm cho Như Nguyện sợ quá chui vào đống rác rồi lẩn đi mất. Âu Minh trở nên nghèo đi, thần tài không còn phù hộ nữa. Từ đó người ta kiêng không nên quét rác vào 3 ngày Tết để tránh việc thần tài đi mất, cả năm xui xẻo.
Vậy nên là dân kinh doanh, người ta càng phải chú ý kiêng kỵ quét và hót rác trong ngày Tết, đặc biệt là không được quét dọn cửa hàng. Hãy chuẩn bị tươm tất cửa hàng cho ngày năm mới sạch sẽ, gọn gàng để một năm mới tài lộc, may mắn, làm ăn phát đạt nhé.
Kiêng cho vay mượn
Đầu xuân năm mới, người ta thường kiêng kỵ những điều không may mắn dẫn đến dông cả năm, đầu năm là lúc đón tài lộc về nhà. Theo quan niệm, người đi vay mượn là người rơi vào tình trạng đói kém, túng thiếu. Thế nên nếu người nào cho vay mượn đầu năm, có nghĩa là đang rước những điều không may và sự túng thiếu về nhà, buôn bán bất lợi. Đặc biệt cũng không bao giờ đi trả nợ những ngày này.
Buôn bán ngày tết kiêng cho vay mượn
Chọn người mở hàng, xông đất
Người châu Á nói chung, người Việt nói riêng thường rất nặng về yếu tố tâm linh. Vẫn cứ là câu nói có thờ có thiêng có kiêng có lành. Ngoài việc chọn phong thủy, hướng đặt không gian kinh doanh, những ngày Tết, dân kinh doanh rất cẩn trọng trong việc chọn người mở hàng và xông đất.
đầu năm. Đầu năm xông đất là một phong tục tập quán truyền thống của dân ta, người đầu tiên đến cửa hàng bạn mở hàng cho năm mới, người đó là người xông đất cho bạn. Người đó có yếu tố quyết định mang lại sự buôn may bán đắt cho bạn hay là những điều xui xẻo.
Người ta thường chọn những người hợp tuổi với mình, có tính cách xởi lởi, niềm nở và khỏe mạnh, đang phát tài phát lộc thì càng tốt. Có như vậy mới đem may mắn về nhà, gia chủ yên tâm về một năm buôn bán mau mắn, vào cầu.
Kiêng ăn dở, bỏ thừa
Đi một dọc đất nước Việt Nam, chắc chắn ở bất cứ đâu cũng nghe câu “đói cả năm no ba ngày Tết”. Ngày Tết nhà nhà đều nấu ăn hết sức đa dạng, nhiều món mong cho sung túc cả năm. Vì thế không thể tránh khỏi việc thức ăn để dư thừa, bỏ phí. Nhưng để tình trạng này xảy ra coi như cả năm buôn bán thua lỗ. Vậy nên khi nấu ăn nên cân nhắc lượng đồ nấu sao cho không quá thừa, bổ sung thêm các loại hoa quả màu sắc may mắn để chữa và kiêng bỏ dở thức ăn. Vị thơm của hoa quả cũng mang lại thành công cho cả năm.
Những điều kiêng kỵ trong buôn bán ngày Tết – kiêng xuất hành ngày xấu – mùng 5, 14, 23
Các cụ từ xưa vẫn quan niệm “chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba”, rồi thì “mùng năm mười bốn hai ba, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Đây là những ngày xấu, tối kỵ xuất hành, làm ăn bởi sẽ gặp thua lỗ.
Quan niệm này xuất phát từ một tục truyền ở Trung Hoa. Vào ba ngày này, Ngọc Hoàng đại đế sẽ cho ba cô công chúa xinh đẹp giáng trần nhằm mục đích làm mê hoặc cũng như phép thử lòng người. Ai gặp phải sẽ bỏ bê công việc, ham mê vào sắc, vào ăn chơi, từ đó lâm vào sa sút, tài sản ngày một lụi đi mà không chịu buôn bán.
Từ đó dân kinh doanh vào ngày Tết đặc biệt kiêng xuất hành ba ngày này, tránh cả năm công việc đình trệ, kém may mắn.
Sự thật về những kiêng kỵ trong buôn bán đầu năm
Thực ra về mặt yếu tố tâm linh, và theo quan niệm của từng người, chúng ta luôn luôn tôn trọng bởi tâm linh luôn gắn liền với văn hóa và phong tục. Ta đẹp ta xấu cũng đều ở những thói quen tập quán. Trong kinh doanh, con người càng dè dặt những yếu tố rủi ro, kém may mắn là một điều tất nhiên phải có. Bỏ ra cả một lượng vốn để kinh doanh, ai chẳng muốn thu về lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng không nên quá mê tín về những điều kiêng kỵ trong buôn bán ngày Tết. Các cụ cũng vẫn nói “cái gì quá cũng không tốt” đó thôi. Hơn nữa những kiêng kỵ này vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh là chính thống và chính xác. Gần đây có nhiều biến tướng tục kiêng cữ, nhiều người vì quá mê tín nên đã tiền mất tật mang, nghe lời lừa đảo thuê cả pháp sư về để làm lễ gây hao tốn tiền của. Nhiều khi lo lắng quá gây ảnh hưởng luôn đến cả việc kinh doanh của mình. Thiết nghĩ, buôn bán là phải có đầu óc. Đầu óc ở đây là việc lên cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể, một chiến lược bán hàng nhạy bén, và nắm bắt thị trường nhanh nhạy. Một mặt ta vẫn tâm linh theo truyền thống, nhưng tin chứ không tín; một mặt sáng suốt trong đường lối, chiến lược, chắc chắn người đó sẽ có một năm buôn bán hiệu quả, siêu lời.
Trên đây là những chia sẻ của về những điều kiêng kỵ trong buôn bán ngày tết. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết của Kinh Doanh Việt về cách bán hàng hiệu quả để làm nguồn tham khảo. Hãy luôn là người tỉnh táo và đúng mực trong tâm linh. Đó mới chính là việc nên làm để “buôn may bán đắt” cho cả một năm nhiều biến động.