Xiaomi có thể tự hào về một số sự kiện đáng chú ý chỉ sau ba năm làm nhà sản xuất điện thoại. Doanh nghiệp non trẻ này của Trung Quốc đã bán được 61 triệu chiếc smartphone trong năm 2014 và họ đã thực hiện một số bước tiến chắc chắn (nhưng khá chậm) vào một số thị trường ở châu Á, như Indonesia và Ấn Độ. Sự tăng trưởng của công ty này còn đáng chú ý hơn khi bạn thấy họ đã làm rất nhiều điều khác với các thương hiệu điện thoại lâu đời như thế nào. Đó chính là những điều đã tạo nên câu chuyện thành công của Xiaomi.
Một báo cáo gần đây về xây dựng thương hiệu xã hội của Xiaomi do Resonance China thực hiện đã lựa chọn một lượng lớn các chiến lược của doanh nghiệp này và cho thấy cách họ đang làm khá độc đáo. Xiaomi có thể sử dụng những chiến lược này ở tất cả các thị trường mới của mình – ngay cả ở các quốc gia mới nổi đầy thách thức trên toàn khu vực Đông Nam Á hay thậm chí cả Mỹ Latin. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 10 chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi trong bài viết này.
10 chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi (Phần 1)
1. Xiaomi về cơ bản là một công ty thương mại điện tử
Là giám đốc của nhiều công ty và là người đồng sáng lập ra Xiaomi, Lei Jun thích nói rằng doanh nghiệp non trẻ mới nhất của ông là một công ty thương mại điện tử – đó là một trong nhiều lý do khiến ông không thích việc thường xuyên bị so sánh giữa Xiaomi và Apple. Ông nghĩ rằng việc so sánh Xiaomi với Amazon sẽ gần gũi hơn. Xiaomi có cửa hàng thương mại điện tử của riêng mình và cũng có cửa hàng trên Tmall của Alibaba.
Website của Xiaomi là cửa hàng thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer – doanh nghiệp với khách hàng) lớn thứ ba ở Trung Quốc về khối lượng bán hàng (sau Tmall và đối thủ gần nhất JD). Xiaomi thường chỉ bán các thiết bị của họ trong các đợt flash sale (bán hàng chớp nhoáng – một lượng hàng hóa nhất định được bán ra trong khoảng thời gian cố định với khuyến mại lớn) hạn chế – thường theo lô khoảng 50.000 đến 100.000 chiếc ở Trung Quốc, nhưng với số lượng nhỏ hơn ở nước ngoài – để đảm bảo họ chỉ sản xuất những gì chắc chắn bán được. Chào mời của công ty mới nổi này không chỉ dừng lại khi ai đó đã mua chiếc smartphone. Các khách hàng mới sẽ nhận thấy rằng điện thoại của họ đi kèm với cửa hàng ứng dụng của Xiaomi được cài đặt sẵn.
2. Trang chủ là một cửa hàng thương mại điện tử
Trang chủ – chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi
Những người tập trung vào thương mại trực tuyến tìm thấy điều đó ở website Xiaomi.com. Hầu hết các thương hiệu điện thoại sử dụng trang chủ của họ như là phòng trưng bày hoặc quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, Xiaomi “cắt đuôi” các đối thủ cạnh tranh bằng cách biến website của mình thành một cửa hàng thương mại điện tử thuần túy. “Ngôi nhà trên web”của Xiaomi cập nhật hàng ngày để nhấn mạnh vào những sản phẩm sẽ có sẵn tiếp theo trong các đợt flash sale liên tục của họ.
“Các trang sản phẩm của Xiaomi mô phỏng những thực hành tốt nhất từ Tmall” – theo Rand Han, sáng lập kiêm và giám đốc quản lý của Resonance China. Tmall là sàn thương mại trực tuyến theo hướng thương hiệu lớn nhất của Trung Quốc, với hàng chục ngàn nhà cung cấp như Uniqlo, Costco và Burberry. Điều đó làm cho bố cục trang web của Xiaomi quen thuộc với hàng trăm triệu người mua sắm trên Tmall và các website thương mại điện tử phổ biến khác ở Trung Quốc, với các tab thông thường để chuyển đổi giữa hình ảnh, thông số kỹ thuật, đánh giá và xếp hạng của người mua.
Website của Apple đưa tất cả những điều trên vào riêng Apple Online Store, nhưng Xiaomi lại đưa ra trước và đặt vào vị trí trung tâm trên website của họ.
Zozo – Công ty thiết kế web bán hàng hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo báo giá website
3. Tận dụng thương mại trên mạng xã hội kiểu mới
Vì Xiaomi bán phần lớn điện thoại của họ trên trực tuyến, mạng xã hội là một phần quan trọng trong cách thức duy trì sự hiện diện và tương tác với khách hàng cũng như người mua tiềm năng. Họ làm điều này ở Trung Quốc chủ yếu thông qua Weibo, tại các thị trường mới họ tận dụng Facebook, Twitter, và Google+ – chủ yếu là nhờ vào Hugo Barra, một cựu nhân viên Google đã đầu quân vào thực hiện các hoạt động quốc tế cho Xiaomi.
Theo báo cáo của Resonance China, Xiaomi thường có mức độ tương tác hơn 60% trên Weibo, nhờ vào các bài viết hàng ngày thường xuyên với nhiều chủ đề đáng ngạc nhiên. Không chỉ có nội dung thông thường về sản phẩm và tin tức về doanh số flash sale mà còn khuyến khích chia sẻ, hướng dẫn cách làm và những điều thú vị như cuộc thi ảnh. Weibo của Xiaomi cũng chia sẻ một số nội dung đang lan truyền trên web của Trung Quốc, miễn là điều đó có liên quan đến đối tượng của họ, có quan hệ với các vấn đề văn hóa xung quanh thiết bị và công nghệ.
4. Mỗi dòng sản phẩm có một tài khoản mạng xã hội
Mạng xã hội – chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi
Một phần quan trọng trong chiến lược mạng xã hội của Xiaomi là họ chạy các tài khoản Weibo riêng cho mỗi dòng sản phẩm. Xiaomi có 10 tài khoản Weibo chính, nổi tiếng nhất trong số đó là Xiaomi Mobile với gần 11 triệu fan và một trong những tài khoản mới nhất cho MiPad (trong hình trên) đã vượt qua ngưỡng 500 nghìn fan. Weibo của công ty Xiaomi có 4 triệu fan, điều này cho thấy rằng mọi người thích tương tác trực tuyến với các thiết bị (và nói về chúng) chứ không phải với công ty. Các thiết bị mang tính cá nhân còn các công ty có xu hướng khá vô danh, vì vậy điều này sẽ có ý nghĩa từ quan điểm con người – dù nó là một việc mà rất ít các công ty thực hiện, đặc biệt là bên ngoài Trung Quốc. Điều này cho phép Xiaomi thúc đẩy quảng bá chéo bài đăng Weibo giữa các tài khoản.
Ngoài các tài khoản mạng xã hội của Xiaomi, giám đốc điều hành của công ty này cũng hoạt động trên Weibo và phục vụ như là đại sứ thương hiệu: Lei Jun có hơn 11 triệu fan còn Lin Bin có hơn 4 triệu fan.
Bạn có thể xem tiếp “10 chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi (Phần 2)” tại đây.
(Tổng hợp từ www.techinasia.com)