Chi tiết mọi thứ cần chuẩn bị để mở shop kinh doanh giày dép thành công

Bạn có vốn, có chuyên môn, nhưng để thành công thì còn cần tư vấn mở cửa hàng giày dép và phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố quan trọng khác nữa. Nếu chuẩn bị không kỹ càng, sự “bốc đồng” của bất cứ ai cũng sẽ nhanh chóng trở thành một đống tro tàn mà thôi.

Cùng với thời trang thì giày dép cũng là một mặt hàng “phổ thông” có mức độ cạnh tranh rất cao trên thị trường. Vì lý do đó mà việc mở một cửa hàng kinh doanh giày dép online, dù là cửa hàng truyền thống hay shop online đều có những lợi thế và khó khăn nhất định.

 

Chi tiết mọi thứ cần chuẩn bị để mở shop kinh doanh giày dép thành công

 

Sau đây, Blog Kinh Doanh Việt sẽ tư vấn mở cửa hàng giày dép và các yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh mà bạn cần phải có sự nghiên cứu và chuẩn bị trước khi bắt tay vào mở một shop giay dep trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

  1. Xác định mặt hàng và đối tượng hướng đến

 

 

Tư vấn mở cửa hàng giày dép : Kinh doanh bất cứ thứ gì cũng vậy, bạn không thể có đủ khả năng hướng đến quá nhiều đối tượng. Do đó, trước khi bắt đầu, điều quan trọng bạn cần phải xác định là kinh doanh mặt hàng gì (giày nữ, giày nam, hay giày trẻ em;…) và kinh doanh hướng đến đối tượng nào là chủ yếu (sinh viên, dân văn phòng, giới trung niên, người già,…). Bạn cần phải có câu trả lời chính xác sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và nguồn lực của mình (vốn, địa điểm, thông tin, sự hiểu biết,..), đưa ra được một ý tưởng giày dép tốt thì mới có thể tự tin để khởi nghiệp kinh doanh.

  1. Tư vấn mở cửa hàng giày dép : Tìm kiếm nguồn hàng giày dép ổn định và giá rẻ

Sau khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh là lúc bạn cần tập trung hết sức lực của mình cho việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, ổn định với mức giá cạnh tranh nhất. Nên lưu ý một điều rằng: Để tránh những rủi ro khó lường trước, thay vì chỉ nhập hàng cố hữu từ một nhà cung cấp nhất định, bạn nên tìm ít nhất 2 nhà cung cấp để chủ động hơn trong nguồn hàng.

 

 

Thứ nhất, nếu bạn ở khu vực miền Bắc thì có thể dành thời gian khoảng 1 – 2 lần mỗi tháng sang tận bên Quảng Châu để nhập hàng giày dép về. Quảng Châu là một thiên đường với những mặt hàng thời trang, giày dép rất đa dạng. Như thế, bạn sẽ có thể lấy được tận gốc, được chọn lựa và không sợ đụng hàng quá nhiều với các shop kinh doanh khác đâu. Hoặc bạn cũng có thể ra các chợ đầu mối nổi tiếng như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội), chợ Lim (Bắc Ninh), chợ Tân Bình (tp.HCM),.. để nhập hàng giày dép giá sỉ, nhưng nhớ là học hỏi kinh nghiệm và khảo giá trước nhé.

Thứ hai, nếu không muốn đi xa, bạn có thể đến tận các xưởng sản xuất, gia công giày dép trong nước để nhập hàng về bán. Chẳng hạn như các xưởng giày sau:

– Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh có kho tại địa chỉ số 111 Định Công, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.

– Xưởng giày gia công Việt Hải tại số 28 – Ngõ 389/17 Cầu Giấy – Hà Nội.

– Xưởng giày Romana ở đường Hùng Vương, khu phố 2, phường Mỹ Phước, tx.Bến Cát,  Bình Dương (Điện thoại: 0650 3689074).

 

 

– Xưởng giày gia công của Công ty cổ phần thời trang Mai Nguyên ở số 144 Lương Ngọc Quyến, phường 5, quận Gò Vấp, Tp.HCM.

– Xưởng giày VNXK sản xuất tại địa chỉ C3/30 AD, Phạm Hùng, H.Bình Chánh, TPHCM và có cả kho hàng tại số 38 ngõ 45 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.

Thứ ba, thậm chí là nếu muốn khác biệt hơn, bạn còn có thể tự mình thiết kế ra những mẫu giày dép đặc trưng cho cửa hàng của mình và thuê các xưởng trên gia công.

Thứ tư, cách thức đơn giản nhất để không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức cho khâu chuẩn bị nguồn hàng là bạn có thể đến nhập tại các đại lý. Thật ra nguồn hàng này cũng đều có xuất xứ từ các nguồn trên, và bạn sẽ phải chịu mức giá nhập buôn cao hơn một chút, đồng thời cũng cần phải thanh lọc lại một lần nữa để đảm bảo chất lượng nhé.

  1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

 

 

Việc bạn mở một cửa hàng giày dép to hay nhỏ, bao nhiêu mét vuông, hay thậm chí chỉ đơn giản là một website kinh doanh online là yếu tố quyết định lớn đến chi phí đầu tư ban đầu của bạn. Nếu là cửa hàng truyền thống, địa điểm cũng cần được quan tâm, bởi việc kinh doanh ở chỗ đông người qua lại, nơi tập trung nhiều đối tượng tiềm năng, đặc biệt là những khu phố “buôn có bạn, bán có phường” (như Nguyễn Quý Đức, Tôn Đức Thắng,…) thường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn bạn bán giày dép trẻ em thì nên mở cửa hàng cạnh trường học; bán giày dép cho phụ nữ hay các đấng mày râu thì nên ưu tiên đặt cửa hàng ở khu văn phòng và các khu chợ, trung tâm mua sắm,…

  1. Kế hoạch sử dụng vốn như thế nào?

Mặc dù đã chuẩn bị vốn sẵn trước khi khởi nghiệp nhưng không có nghĩa là bạn “thờ ơ” với một kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, bởi lẽ việc “vung tay” mất kiểm soát sẽ có thể khiến bạn phá sản lúc nào không hay đấy.

 

 

Một bản kế hoạch chi tiết sau khi được tư vấn mở cửa hàng giày dép là phải vạch ra tất cả những gì cần đến tiền, chẳng hạn như thuê cửa hàng, xây dựng website, thiết kế, trang trí, nhập hàng, chi phí điện nước,… Cứ ước chừng từng khoản, từng khoản một mất bao nhiêu tiền, còn lại bao nhiêu, cái nào cần phải chi tiêu ngay, cái nào chưa cần,… có thể giúp bạn tự cân đối chi tiêu so với nguồn ngân sách của mình. Từ đó đảm bảo cho việc có một khoản tiền dôi ra để duy trì hoạt động kinh doanh trong những tháng đầu khởi nghiệp.

  1. Kế hoạch marketing cho cửa hàng kinh doanh giày dép

Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, để kinh doanh thành công, bạn không thể không làm marketing, cả online lẫn offline, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực thời trang như quần áo, phụ kiện, giày dép,…

 

 

Ngay từ khi dự định mở một cửa hàng kinh doanh giày dép chỉ mới nằm trên trang giấy, bạn đã cần phải lên kế hoạch quảng cáo,cần sự tư vấn mở cửa hàng giày dép của các chủ shop, tiếp thị, làm thương hiệu cho shop trước. Câu hỏi: Làm thế nào để tiếp cận, thu hút và kích thích khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định mua hàng cần phải được vạch ra hướng giải quyết cụ thể. Hãy lên kế hoạch về những gì bạn định làm, mục tiêu và nguồn lực để làm chúng: Thu hút khách hàng ra sao? Bằng những kênh tiếp thị nào? Quyền lợi của khách hàng là gì? Làm thế nào để họ quay lại với cửa hàng?…

Một số hoạt động để marketing như phát tờ rơi (số lượng bao nhiều, phát vào thời điểm nào, ở khu vực nào,..); xây dựng fanpage trên Facebook (nội dung phát triển là gì); các chiến lược xúc tiến (hình thức giảm giá, giảm giá thời điểm, giảm bao nhiêu %, giảm mặt hàng nào, giảm cho ai,…);…

Có thể nói chuẩn bị là một bước đi cực kỳ quan trọng khi bạn muốn làm bất cứ điều gì. Một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì cơ hội “nhàn nhã” về sau, đặc biệt là cơ hội thành công của bạn lại càng cao. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua bước này và “đâm đầu” làm một cách “hùng hục” để phải nhận về những thất bại đáng tiếc nhé.


Chia sẻ bài viết này