Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các mặt hàng, mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải tạo cho mình 1 lợi thế để cạnh tranh. Bên cạnh những doanh nghiệp luôn có ý thức đổi mới mình, chú trọng vào chất lượng dịch vụ và tạo thêm những giá trị thặng dư về trải nghiệm cho khách hàng thì cũng có không ít các doanh nghiệp lựa chọn hình thức cạnh tranh không lành mạnh đó là bán phá giá.
Bán phá giá là gì? Bán phá giá là bán sản phẩm với giá thấp hơn so với giá trị của sản phẩm hoặc định giá mặt bằng chung nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là những shop mới mở thường đánh vào tâm lý của người tiêu dùng bằng cách đưa ra mức giá hấp dẫn hơn. Về cái lợi trước mắt, có thể hành động phá giá sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, khi kinh doanh bạn không được phép có tầm nhìn hạn hẹp như vậy. Cái bạn cần thấy ở đây là gì? Không chỉ là lợi ích trước mắt mà phải biết đề phòng những rủi ro ẩn chứa phía sau. Hãy cùng bài viết đi vào một số cái lợi bất cập hại của hình thức bán phá giá này.
1. Chấp nhận phá giá có nghĩa là đang tự hạ thấp chính mình
Chạy đua phong trào bán phá giá – Lợi bất cập hại
Trong dân gian có câu “tiền nào của nấy”. Bạn bán sản phẩm của mình với giá rẻ tức là đang hạ thấp sản phẩm, dịch vụ mà chính bạn cung cấp cho khách hàng cũng như hạ thấp thương hiệu của bạn.
Một lý do quan trọng mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam đó là tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ. Lợi thế này có đáng để người Việt Nam tự hào hay không? Theo cá nhân tôi, đây lại là nỗi “sỉ nhục” rất lớn. Vì sao? Cùng bỏ ra quỹ thời gian như nhau, công sức như nhau nhưng nhân công Việt Nam lại nhận được mức “giá rẻ” có nghĩa là họ đang tự hạ thấp mình, hạ thấp hiệu suất làm việc cũng như năng lực, trình độ làm việc.
Kinh doanh cũng vậy! Cùng sản phẩm, cùng công sức bỏ ra để lên kế hoạch, nhập hàng, giao nhận và các chi phí phát sinh, nhưng bạn lại chấp nhận bán với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí còn có 1 số shop bỏ qua lợi nhuận mà chỉ cần hòa vốn để kéo khách trong một khoảng thời gian nào đó. Đối thủ và khách hàng sẽ nghĩ sao về bạn? Một doanh nghiệp không có tầm nhìn xa hay một doanh nghiệp đang bị thua lỗ, không còn tự tin về sức hấp dẫn của mình… Đấy là còn chưa kể đến việc bạn dễ dàng bị các đổi thủ khác kiện tụng, hạ thấp uy tín.
Một thắc mắc đặt ra là trong khi những đối thủ khác cạnh tranh mạnh về giá, nếu tôi không chạy đua thì sao có thể tồn tại được? Xin thưa rằng người kinh doanh giỏi là người luôn có bản lĩnh vững vàng, ngẩng cao đầu trước mọi mánh khóe cạnh tranh của đối thủ. Vì vậy đừng bon chen bằng những cách thức cạnh tranh không lành mạnh, mặc cho họ chạy đua giá cả với nhau, hãy lựa chọn cách thức cạnh tranh khác, quan trọng là bạn có sự khác biệt. Thương hiệu của bạn đứng vững trên thị trường không chỉ là vì bán được nhiều hàng hay ít mà còn là xâu dựng hình ảnh, vị thế trong ngành, khiến mọi đối thủ khác phải thán phục.
2. Giá thấp dẫn đến sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chạy đua phong trào bán phá giá – Lợi bất cập hại
Khi bạn bán sản phẩm với giá thấp hơn so với thị trường chung rất dễ khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng. Ví dụ như bình thường, khách hàng mua 1 hộp sữa nhập giá 600.000đ nhưng khi vào website của bạn và thấy đề giá 500.000đ thì tự khắc trong suy nghĩ của họ sẽ đặt ra câu hỏi “Tại sao giá lại rẻ như vậy?”
Khách hàng ngày càng đề cao cảnh giác khi mua sắm chứ không mù quáng ham rẻ như bạn nghĩ. Cùng một sản phẩm mà mỗi nơi bán một mức giá khác nhau sẽ khiến khách hàng không còn tin tưởng vào sản phẩm. Ở đây có 2 vấn đề đặt ra, một là khách hàng sẽ cho rằng sản phẩm của bạn là hàng nhái, hai là hoang mang về dòng sản phẩm này nói chung trên thị trường Việt Nam. Từ đó, kết quả của phá giá không những làm khách hàng hoài nghi về sản phẩm của mình mà còn làm lũng đoạn thị trường của chính bạn.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Bảng giá website bán hàng và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
3. Chiêu thức bán phá giá – chỉ có lợi trước mắt
Chạy đua phong trào bán phá giá – Lợi bất cập hại
Để đổi lấy những khách hàng tạm thời, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận một mức lợi nhuận thấp. Như thế liệu có đáng?
Để đạt được mục tiêu doanh thu hàng tháng, nếu bán phá giá, bạn sẽ phải bán được số lượng đơn hàng gấp nhiều lần so với việc bạn định giá mặt bằng chung. Hơn nữa, còn phải chi trả các chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh như nhân viên, quảng cáo, mặt bằng và một vấn đề quan trọng nữa là hàng tồn kho.
Đến khi nhận ra mức lợi nhuận mà bạn có được không đáp ứng đủ và cần thiết phải tăng giá sản phẩm lên. Bạn nghĩ cực kì đơn giản là cứ tăng giá là xong nhưng khách hàng không nghĩ vậy. Họ đang quen với 1 chế độ giá quá tốt và đó có thể là nguyên nhân chính mà họ ở lại với bạn tính đến thời điểm hiện tại. Vì thế, bạn sẽ chỉ nhận được những phản ứng tiêu cực khi quyết định tăng giá mà thôi. Hãy tỉnh táo để lựa chọn chính sách định giá cho sản phẩm và lên kế hoạch chi tiết trong từng giai đoạn cụ thể để đo lường tất cả những phản ứng tích cực cũng như tiêu cực của khách hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Liều mình lao vào các cuộc cạnh tranh về giá là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn nhận thất bại khi kinh doanh. Sẽ là cạnh tranh lành mạnh nếu các doanh nghiệp hạ giá bán nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thuyên giảm chi phí sản xuất hoặc lựa chọn nguồn hàng giá tốt.