Câu chuyện “Con ruồi nửa tỷ”: Ai được ai mất?

Câu chuyện “Con ruổi nửa tỷ” xuất phát từ vụ việc một người nông dân có tên Võ Văn Minh đã mua phải một chai nước ngọt Number One do Tân Hiệp Phát sản xuất và anh phát hiện có con ruồi bên trong chai nước. Ngay sau đó anh Minh đã liên hệ với công ty và yêu cầu doanh nghiệp này mua lại chai nước với giá 1 tỷ đồng. Sau 3 lần thương lượng anh Minh đã đồng ý với giá 500 triệu mà Tân Hiệp Phát đưa ra, nhưng khi vừa nhận tiền thì anh đã bị công an bắt giữ và khởi tố với tội danh tống tiền doanh nghiệp.

Câu chuyện “Con ruồi nửa tỷ”: Ai được ai mất?

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cộng đồng mạng lại được một phen dậy sóng. Trước lối hành xử thiếu tính nhân đạo của Tân Hiệp Phát, trên cộng đồng Facebook đã xuất hiện một fanpage tên gọi Tẩy chay Tân Hiệp Phát, với lượng người tham gia đã lên tới con số 17 nghìn người.

Bất chấp cơn bão dư luận, đại diện Tân Hiệp Phát, ông Phạm Lê Tuấn Phong vẫn khẳng khái cho rằng: “Doanh nghiệp không hề có lỗi”, và vẫn với giọng điệu cứng rắn: “Tân Hiệp Phát khẳng định con ruồi trong chai nước ngọt là có tác động từ bên ngoài nhiều hơn”. Không nói đến ai đúng ai sai, chúng ta chỉ bàn luận về cách hành xử của Tân Hiệp phát với người tiêu dùng, kết quả ai được ai mất? Và một người tiêu dùng thông minh sẽ cần làm gì để không rơi vào vòng lao lý giống như anh Minh nếu gặp trường hợp tương tự?

Tân Hiệp Phát được gì và mất gì?

Điều đầu tiên ai cũng nhận thấy “cách làm quen thuộc” của Tân Hiệp Phát đã giúp doanh nghiệp giữ chặt được nửa tỷ để không bị tuột mất vào tay khách hàng của mình. Thế nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt, nhìn rộng ra một chút Tân Hiệp Phát đang mất đi rất nhiều, từ uy tín thương hiệu, cho đến danh dự của tập đoàn. Một bộ phận lớn người tiêu dùng đang hô hào tẩy chay hàng Tân Hiệp Phát và dường như cơn bão dư luận vẫn đang tiếp tục dậy sóng.

Đa số các chuyên gia đều đánh giá rằng cách hành xử của Tân Hiệp Phát như vậy là thiếu khôn ngoan, thay bằng bỏ ra một khoản tiền để mua sự im lặng của người tiêu dùng, thì doanh nghiệp lại báo công an và đẩy anh Minh vào vòng lao lý.

Dư luận được phen dậy sóng trước lối ứng xử “thiếu nhân đạo” của Tân Hiệp Phát

Dù chưa có kết quả điều tra nhưng Tân Hiệp Phát lại luôn khẳng định doanh nghiệp không bao giờ sai mà họ cho rằng đang có kẻ giở trò. Thế nhưng dù cho ai đúng ai sai thì giờ phút này cũng sẽ không nói lên điều gì. Khi cộng đồng dậy sóng thì bản chất đám đông họ đi theo cảm xúc chứ không phải là lý trí. Khi nhìn nhân một vấn đề, người Việt Nam sẽ đề cao cái tình hơn cái lý. Vì vậy, ngay cả khi Tân Hiệp Phát đúng thì dư luận vẫn chĩa mũi nhọn về phía doanh nghiệp, về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp là có chủ mưu từ trước. Đằng thẳng ra mà nói nếu là một doanh nghiệp chân chính, Tân Hiệp Phát sẽ giải quyết “êm thấm” với anh Minh kiểu như “bịt miệng” người tiêu dùng, hoặc là mời bên cơ quan thứ ba điều tra ngay từ đầu, thay vì cố tình thỏa thuận trả 500 triệu rồi bẫy người tiêu dùng vào vòng lao lý. Chốt lại, lối chơi của doanh nghiệp như vậy là không đẹp.

Cũng giống như vụ đi tìm sự thật về tuổi của cầu thủ U19 Công Phượng, cho dù thông tin của VTV có chính xác đi nữa thì một sự thật hiển nhiên là mọi người vẫn yêu quý Công Phượng và kẻ bị hệ lụy vẫn chỉ là VTV. Hiện tại, người tiêu dùng cũng sẽ nhìn nhận Tân Hiệp Phát giống như một doanh nghiệp “sao chổi”, nghĩa là tôi không muốn dây dưa gì đến anh, dính dáng đến anh tôi chỉ có đi tù. Tâm tưởng của họ sẽ nghĩ Tân Hiệp Phát có thương lượng nghĩa là chai nước có ruồi thật, nhưng do anh có quyền có lực nên có thể kết quả cuối cùng bị sai lệch. Trước những bê bối về cách hành xử thiếu nhân văn, thậm chí là tàn nhẫn với khách hàng – những người tạo ra lợi nhuận cho họ, một khi quyền lợi khách hàng bị chà đạp liệu đế chế Tân Hiệp Phát còn có thể phát triển trong tương lai?

Cách ứng xử của anh Minh

Anh Minh và hiện trường của câu chuyện con ruồi nửa tỷ

Nhìn nhận vào bản chất thực tế, với vai trò là người tiêu dùng cách hành xử của anh Minh là không có tội, nhưng anh lại có tội vì thiếu hiểu biết về luật pháp, không hiểu quyền lợi của người tiêu dùng, những thứ mà anh xứng đáng nhận được. Khi biết trong chai nước có ruồi anh không biết phải tìm đến cơ quan nào để trình bày và lấy lại lợi ích cho mình. Do vậy, tự bản thân anh đã liên hệ trực tiếp với Tân Hiệp Phát để đòi lại quyền lợi. Thế nhưng dòng đời trớ trêu, do cách hành xử thiếu khôn ngoan và tỉnh táo, cộng thêm ranh giới giữa hành động thương lượng với uy hiếp tống tiền lại rất mong manh đã khiến anh rơi vào vòng lao lý vì bị buộc vào tội uy hiếp tống tiền doanh nghiệp.

Qua câu chuyện con ruồi nửa tỷ, dường như nhiều người tiêu dùng đã nhận được cho mình bài học, cách để sinh tồn, cách để đối phó với doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình. Dù đúng, dù sai nhưng trước những hành xử của khách hàng, những người mang về lợi nhuận cho mình, doanh nghiệp cần phải có lối hành xử nhân đạo, có lý và có tình để làm sao được lòng cả hai, và quan trọng quy tín doanh nghiệp không bị rạn nứt.

Chỉ một con ruồi nhỏ, nhưng do lối hành xử thiếu “khôn ngoan” đã khiến uy tín của Tân Hiệp Phát bị sứt mẻ, người dùng cảm thấy hoang mang trước cách xử lý thiếu tình người của doanh nghiệp, và rốt cuộc từ một con ruồi nhỏ bé đã biến thành một con voi khổng lồ nằm ngoài tầm kiểm soát của đại gia sản xuất đồ uống đang chiếm thị phần rất lớn tại Việt Nam hiện nay.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng


Chia sẻ bài viết này