Cách thức xây dựng thương hiệu thành công của Wrigley

Thông thường khi bắt đầu có ý tưởng kinh doanh cũng là lúc các nhà quản lý bắt tay xây dựng song song cả thương hiệu cá nhân và thương hiệu kinh doanh. Xây dựng thương hiệu thành công là điều ai cũng mong muốn và hướng tới. Những đơn vị kinh doanh thành công đã phải vượt ra vô vàn khó khăn để có thể in dấu trong tiềm thức, chiếm lĩnh được lòng tin dài lâu của người tiêu dùng. Bài viết ngày hôm nay mang tới cho bạn đọc câu chuyện về quá trình xây dựng thương hiệu của một hãng bán lẻ rất nổi tiếng: Wrigley.

Wrigley bây giờ đã quá nổi tiếng trong số các hãng bán lẻ đình đám. Thương hiệu này gắn liền với những chiếc kẹo cao su – sản phẩm phổ biến trên khắp thế giới, xuất hiện trong mọi nền văn hóa và đã trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử. Nhiều người trong chúng ta đều biết kẹo cao su là một sản phẩm ra đời trong thế kỉ 19, nhanh chóng thành công và Wrigley chính là thương hiệu tiên phong trong quá trình thương mại hóa mặt hàng này.

Về lịch sử ra đời, cha đẻ của thương hiệu này là người đàn ông có tên William Wrigley, nghề chính của Will là bán xà phòng, ông dùng một loại bột làm bánh làm sản phẩm khuyến mãi nhằm kích cầu người tiêu dùng. Điều đáng ngạc nhiên nhất là nhiều khách hàng thú nhận họ ưa chuộng thứ bột đó đến mức họ mua xà phòng của William Wrigley để có hàng khuyến mãi nhiều hơn là vì muốn có xà phòng. Điều này làm ông chủ không khỏi ngạc nhiên và sau khi tham khảo ý kiến gia đình và người tiêu dùng, ông chuyển sang kinh doanh bột làm bánh.

Mặc dù không qua trương lớp đào tạo nào nhưng ông rất biết cách lấy lòng khách hàng của mình, để giới thiệu và quảng bá sản phẩm ông chủ vẫn sử dụng chiêu thức cũ là tặng quà. Tuy nhiên, quà khuyến mại lần này không phải là bột làm bánh hay là xà phòng. Năm 1893, William Wrigley tình cờ biết đến cách làm kẹo cao su. Ông không áp đặt cứng nhắc những gì người khác đã làm mà đã mày mò để tìm ra công thức riêng và làm ra những chiếc kẹo cao su khác biệt để làm đồ khuyến mãi cho các khách hàng mua bột làm bánh.

Điều William Wrigley không ngờ đến là lịch sử đã lặp lại, chiếc kẹo cao su “Made by William Wrigley” được ưa chuộng như khi ông dùng bột làm bánh làm quà tặng khi mua xà phòng. Nhưng ông đã nắm bắt cơ hội này nhanh chóng. Thị trường tiềm của kẹo cao su hẳn nhiên là rộng rãi, thoáng đãng và tiềm năng hơn bột làm bánh. Will chuyển hẳn sang sản xuất và kinh doanh kẹo cao su mang tên mình. Đây chính là dấu mốc rõ ràng nhất cho sự kiện chiếc kẹo cao su được thương mại hóa trước khi nó nổi tiếng và có mặt ở khắp nơi trên toàn thế giới.

Mới đây hãng cũng đã cho ra mắt sản phẩm kẹo có caffein không đường được đóng gói tám chiếc và có vị hoa quả. Với giá 2,99 USD, sản phẩm này đắt hơn hầu hết các loại kẹo cao su khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn rẻ hơn so với một chai nước tăng lực hay cà phê của Starbucks. loại kẹo này chỉ dành cho khách hàng từ 25 tuổi trở lên. Người phát ngôn của Wrigley – Jennifer Luth cho biết “Wrigley không thể ngăn mọi người bán sản phẩm này cho trẻ em. Tuy nhiên, chúng tôi có thể làm mọi thứ để người ta không lầm tưởng đây là kẹo cho trẻ. Nó hoàn toàn chỉ dành cho người từng dùng caffein để kích thích năng lượng”. Và quả thực là đến thời điểm này họ đã làm được điều đó. Không phải là hãng kẹo đầu tiên chứa caffeine nhưng lại là một trong những hãng đầu tiên được bày bán rộng rãi và ưa chuộng, biến những sản phẩm cũ về bản chất trở nên mới mẻ với người tiêu dùng dường như là tuyệt chiêu của Wrigley.

Một câu chuyện đơn giản, một sản phẩm đơn giản nhưng lại là thứ bất kì ai cũng biết, cũng đã từng sử dụng. Vào thời điểm đó, kẹo cao su không phải là một sản phẩm mới nhưng tư duy kinh doanh mới của William Wrigley là đưa sản phẩm cũ về bản chất tới tay người tiêu dùng theo cách thức mới. Ông được mệnh danh là một trong những người đi tiên phong về nghệ thuật marketing, thương mại hóa sản phẩm, là người đầu tiên sử dụng pano quảng cáo, dùng tranh cổ động, áp phích, rồi các ấn phẩm như báo và tạp chí để quảng cáo và tiếp thị cho sản phẩm.

Tư tưởng kinh doanh mới mẻ của Wrigley còn được thể hiện ở việc ông biết cách định hướng sản phẩm vào người tiêu dùng. Để làm được việc đó, William Wrigley đã dày công nghiên cứu và làm ra sản phẩm phù hợp với hầu hết khách hàng. Ông cũng không ngại thay đổi, mạo hiểm chuyển hướng hay mở rộng qui mô kinh doanh. Hai lần thay đổi sản phẩm chính, lấy thị trường và khách hàng làm trọng, chấp nhận mọi thử thách và khó khăn để biến mọt món quà khuyến mại đơn giản, không mấy giá trị thành một thương hiệu khổng lồ, có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới với giá thành thấp.

Cách thức hỗ trợ khách hàng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

7 chiêu thức tiếp thị hiệu quả khi tung ra sản phẩm mới (phần 1)

7 chiêu thức tiếp thị hiệu quả khi tung ra sản phẩm mới (phần 2)


Chia sẻ bài viết này